Định hướng điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam thời gian tới:

Một phần của tài liệu Luận văn: “Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay”. doc (Trang 37 - 44)

II. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ HỆ THỐNG LÃI SUẤT TÍN DỤNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU

2. Định hướng điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam thời gian tới:

Lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định là công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, tác động trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức tín

dụng và toàn bộ nền kinh tế.

Đặc điểm sử dụng công cụ lãi suất Ngân hàng Nhà nước mang tính trực tiếp

theo yêu cầu tăng cường khả năng đầu tư phát triển kinh tế và thực hiện một

số chính sách xã hội là một giải pháp tất yếu khi nền kinh tế đang trong quá

trình chuyển đổi những tiền đề của nền kinh tế thị trường chưa sẵn sàng để

vận dụng chính sách lãi suất gián tiếp. Tuy nhiên, cùng với sự biến chuyển

của nền kinh tế, lãi suất của Ngân hàng Nhà nước từng bước được điều chỉnh theo hướng giảm dần tác động trực tiếp, tăng dần khả năng vận dụng linh hoạt

của các ngân hàng thương mại .

Năm 1997 Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời đã đánh dấu một giai đoạn mới trong hoạt động tín dụng - ngân hàng ở nước

ta.

Điều 18 Luật Ngân hàng Nhà nước ghi : ”Ngân hàng Nhà nước xác định

và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”.

Điều 9 của Luật này giải thích ”Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng

Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh

Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngăns hạn khác cho

các tổ chức tín dụng. Quy định thì rất dễ hiểu nhưng vận dụng vào thực tiễn

quả là không đơn giản do vậy chúng ta nên phân định rõ lãi suất cơ bản là gì 

có thể chọn lãi suất nào là lãi suất cơ bản và điều hành nó như thế nào 

2.1. Các quan điểm về lãi suất cơ bản:

Quan điểm thứ nhất cho rằng nên lấy lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng

Nhà nước làm lãi suất cơ bản nếu như thế chẳng hoá ra nội dung của điều 18

là không chuẩn khi tách ra lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.

Lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với các khoản

tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước là người thực hiện cho vay cuối cùng trong

3 trường hợp sau:

+ Ngân hàng Nhà nước cho vay chiết khấu và tái chiết khấu đối với các thương phiếu của ngân hàng thương mại.

+ Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với giá trị các hợp đồng tín dụng chưa đến hạn của ngân hàng thương mại.

+ Ngân hàng Nhà nước cho vay cầm cố bất động sản, thế chấp các chứng từ

có giá khác của ngân hàng thương mại.

Lãi suất tái cấp vốn có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay

của ngân hàng thương mại. Đối với nước ta hình thức cho vay chiết khấu và tái chiết khấu chưa xuất hiện. Do vậy lãi suất tái cấp vốn chưa thể chi phối lãi suất tín dụng của ngân hàng thương mại và không thể đồng nhất với lãi suất

tín dụng.

Quan điểm thứ hai cho rằng lãi suất cơ bản là:

+ Lãi suất cho vay do Ngân hàng trung ương quyết định có thể là lãi suất cho

+ Lãi suất tiền gửi do Ngân hàng trung ương quy định có thể là lãi suất tiền

gửi tối thiểu hoặc lãi suất tiền gửi tối đa.

Quan điểm thứ ba cho rằng lãi suất cơ bản là lãi suất thị trường ví dụ như

lãi suất trên thị trường liên ngân hàng của nước ta. Quan điểm này không

được chấp nhận vì lãi suất này chỉ có tính chất cung cấp thông tin tham khảo,

không có ý nghĩa là khung lãi suất phải tuân thủ.

Các quan điểm rất khác nhau nên việc thống nhất một cách hiểu về lãi suất cơ bản là rất khó, song chúng ta cần hiểu rõ bản chất, chức năng và đặc thù của lãi suất cơ bản phải là:

Về bản chất và chức năng: Lãi suất cơ bản có hai chức năng :

+ Là công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Qua lãi suất cơ bản Ngân hàng

Nhà nước tác động vào thị trương tiền tệ, thúc đẩy mở rộng hay thu hẹp tín

dụng và tổng các phương tiện thanh toán, giữ mức tương quan cần thiết giữa

tổng cung và tổng cầu tiền tệ, đảm bảo ổn định giá cả và tiền tệ.

+ Là giá cả sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng, là cơ sở để hình thành lãi suất thị trường tức là lãi suất kinh doanh tiền tệ. Nó là điểm dung hoà một

cách tự nhiên lợi ích người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín dụng.

Về đặc thù của lãi suất cơ bản:

+ Lãi suất cơ bản là lãi suất được điều hành và tác động trực tiếp lên lãi suất

thị trường.

+ Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, không phải

tự hình thành trên thị trường tiền tệ .

+ Lãi suất cơ bản có ý nghĩa bắt buộc các tổ chức tín dụng phải chấp hành

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã điều hành lãi suất cơ bản

theo hệ thống lãi suất tiền gửi tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa.

2.2. Định hướng điều hành lãi suất :

Theo luật Ngân hàng Nhà nước, định hướng điều hành lãi suất cần được

hoàn thiện từng bước, chuyển dịch lãi suất từ trực tiếp thông qua việc khống

chế kiểu áp đặt hành chính ( lãi suất cơ bản ) qua tự do hoá lãi suất có điều

tiết của Ngân hàng Nhà nước ( lãi suất tái cấp vốn ).

Trong những năm tới vẫn cần duy trì cơ chế điều hành lãi suất cơ bản

thông qua việc xác định và công bố lãi suất trần ( sàn ) làm lãi suất cơ bản đi đôi với lãi suất tái cấp vốn mà tác dụng còn hạn chế.

Khi có điều kiện sẽ chuyển hẳn sang phương pháp tác động gián tiếp, tự do

hoá dần lãi suất thông qua lãi suất tái cấp vốn. Trong khi đang điều hành theo lãi suất cơ bản cũng cần hoàn thiện từng bước lãi suất này, chuyển từ lãi suất

trần ( khống chế bằng lãi suất cho vay) sang lãi suất sàn ( khống chế bằng lãi suất tiền gửi ).

Trước mắt nên tiếp tục xác định và công bố lãi suất trần cho vay tối đa làm lãi suất cơ bản vừa phục vụ yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ vừa có sự quan tâm đến người vay tiền và người gửi tiền.

Để phù hợp với thông lệ quốc tế và có một sự cạnh tranh lành mạnh và an toàn trong hệ thống Ngân hàng chúng ta cần chuyển sang cơ chế khống chế

lãi suất tiền gửi tối đa làm lãi suất cơ bản.

Lãi suất tiền gửi = Mức lạm phát + Lãi suất thực

tối đa dự kiến của người gửi tiền

Từ đó các tổ chức tín dụng được tự xác định lãi suất cho vay cụ thể, tự do

hoá lãi suất cho vay, việc điều hành và kiểm soát lãi suất vay thông qua điều

KẾT LUẬN

Đánh giá về lãi suất tín dụng ở Việt Nam một cách khách quan chúng ta

không thể phủ nhận rằng lãi suất đã có tác dụng to lớn trong việc kiềm chế

lạm phát, ổn định kinh tế và xã hội khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm

trọng, lạm phát lên tới ba con số. Tuy nhiên mục tiêu của chúng ta không chỉ

dừng ở mức ổn định mà là tăng trưởng đặc biệt trong giai đoạn sản xuất - tiêu dùng trì trệ như hiện nay thì tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa rất tích cực nhưng dường như công cụ lãi suất lại kém hiệu quả không phát huy được vai trò của

mình. Nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đang đứng trước một nghịch lý là trong khi vốn thực sự là một nguồn lực khan hiếm bậc

nhất thì một lượng không nhỏ tiền tiết kiệm lại ứ đọng trong các ngân hàng

thương mại mà một trong những nguyên nhân của nó là do những bất cập

1. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ.

Chủ biên : PTS . PGS Vũ Văn Hoá.

2.Công nghệ Ngân hàng và thị trường tiền tệ.

Tác giả : Nguyễn Công Nghiệp.

3. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng trong bước đầu đổi mới ở Việt

Nam.

Tác giả : Cao Sỹ Kiêm.

4. Đổi mới kinh tế Việt Nam thực trạng và triển vọng.

Tác giả : Đặng Đức Đạm.

5. Báo : Thời báo Ngân hàng các số : 19, 20, 21, 78, 79, 80 / 1999.

6. Tạp chí Ngân hàng các số : 6,7,8, 13, 14 / 1999.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay”. doc (Trang 37 - 44)