Cơ sở điều chỉnh:

Một phần của tài liệu Luận văn: “Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay”. doc (Trang 25 - 27)

Việc điều chỉnh lãi suất nhiều lần như vậy không hẳn do ý định chủ quan

của Ngân hàng Nhà nước, nó xuất phát từ cơ sở sau:

+ Năm 1998 tỷ lệ lạm phát đột ngột tăng lên 9,2% làm lãi suất huy động

thực giảm còn 2,2%/ năm vẫn cao gấp 2 lần so với thế giới. Trái lại trong 6 tháng đầu năm 1999 lãi suất huy động doanh nghiệp vẫn giữ nguyên ở mức

0,8%/ tháng lãi suất thực trở lại mức 0,5%/ tháng hay 6%/ năm cao gấp 5 lần

so với thế giới. Lãi suất huy động cao làm lãi suất cho vay cũng tăng cao, mà lãi suất tăng cao gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế, làm đầu tư trì trệ

cho nên phải hạ lãi suất .

- Hơn nữa lạm phát 9 tháng đầu năm ở mức thấp, 7 tháng gần đây liên tục

thiểu phát ở mức: -0,7% ; -0,6% ; -0,4% ; -0,3% và -0,4%. Giảm phát làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại và sức mua của thị trường giảm sút. Các ngành sản xuất vật đang gặp khó khăn về thị trường và vốn để đổi mới kỹ thuật,

công nghệ. Vấn đề mất cân đối giữa hàng và tiền thực chất là mất cân đối giữa

khối lượng hàng hoá trên thị trường và khả năng thanh toán của nền kinh tế là rất trầm trọng. Vốn trong các ngân hàng thì ứ đọng mà nông dân và các doanh nghiệp lại thiếu vốn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh. Do vậy một biện pháp

- Tỷ giá hối đoái ổn định từ nhiều tháng nay ( từ tháng 10/ 1998 ) và kể cả

việc thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tháng 2/ 1999 cũng không gây

biến động về tỷ giá.

- Tình hình cung - cầu về vốn tín dụng: tốc độ tăng số dư tiền gửi bằng đồng

Việt Nam tăng nhanh hơn tiền gửi bằng ngoại tệ, đến giữa tháng 5/ 1999 tốc độ tăng tiền gửi là 9,3% trong khi tốc độ tăng dư nợ cho vay chỉ là 5,2% so với đầu năm 1999.

- Tình hình thực hiện lãi suất cho vay và huy động vốn bằng đồng nội tệ của

các tổ chức tín dụng: nhìn chung do tình hình vốn ứ đọng nên các tổ chức tín

dụng cũng đã giảm lãi suất cho và tiền gửi đảm bảo cân đối về cung - cầu

vốn tín dụng.

Vào thời điểm tháng 5/ 1999:

+ Lãi suất cho vay: phổ biến ở mức 1,1%/ tháng ( ngắn hạn ) và 1,15%/ tháng ( trung - dài hạn) ở thành thị ; ở nông thôn cho vay sát trần 1,2% và

1,25%/ tháng nhưng một số tổ chức tín dụng chủ yếu là các ngân hàng thương

mại quốc doanh thực hiện giảm 10 - 15% so với lãi suất trên để đẩy mạnh cho

vay. Cá biệt có tổ chức tín dụng còn cho vay 0,9%/ tháng, cho vay xuất khẩu:

0,8%/ tháng.

+ Lãi suất tiền gửi: mặt bằng lãi suất tiền gửi hạ xuống đáng kể từ 0,1 - 0,2%/ tháng so với năm 1998 và quý I/ 1999 nhằm cân đối cung - cầu về vốn.

Tiền gửi không kỳ hạn phổ biến ở mức 0,3 - 0,5%/ tháng, kỳ hạn 6 tháng:

0,75 - 0,8%/ tháng, kỳ hạn 12 tháng: 0,9 - 1%/ tháng.

Dưới đây là biểu một số lãi suất chính do Ngân hàng Nhà nước quy định

trong thời gian gần đây:

Đơn vị tính

:%

Thời điểm Lãi suất 7/199 7 98 99 99 99 99 999 Ngắn hạn 1,0 1,2 1,1 1,15, 1,05 0,95 0,85 Trung - dài hạn 1,1 1,25 1,15 1,15 1,05 0,95 0,85 Khu vực nông thôn 1,2 1,25 1,25 1,15 1,05 1,05 1,0 Quỹ tín dụng nhân dân 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 Lãi suất tái cấp vốn 1,1 1,1 1,0 0,85 0,85 0,7 0,5 b. Mục đích điều chỉnh lãi suất :

+ Đảm bảo tính phù hợp giữa mặt bằng lãi suất với tình hình lạm phát.

+ Giảm bớt khó khăn cho người vay, góp phần kích thích nền kinh tế phát

triển, đảm bảo cân đối cung - cầu về vốn tín dụng, đẩy mạnh cho vay vốn của

các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, tạo khuôn khổ đủ rộng để tổ chức tín

dụng thuộc các loại hình khác nhau, năng lực tài chính khác nhau, độ rủi ro khác nhau định ra mức lãi suất huy động cho vay và hợp lý.

+ Giảm bớt các trần lãi suất chuẩn bị điều kiện tiến tới áp dụng cơ chế điều

hành theo lãi suất cơ bản như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay”. doc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)