Tác động của điều chỉnh lãi suất tín dụng thời gian vừa qua:

Một phần của tài liệu Luận văn: “Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay”. doc (Trang 27 - 31)

Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nước đã thiết kế một mặt bằng lãi suất áp dụng

chung cho cả vay ngắn hạn, trung - dài hạn, tạo sự bình đẳng giữa khu vực

thành thị và nông thôn.

Tuy nhiên dư nợ của khu vực nông thôn không lớn trong đó các khoản cho vay chính sách, cho vay theo các chương trình của Chính phủ chiếm phần

khu vực nông thôn song tác dụng kích thích khu vực nông thôn của việc điều

chỉnh lãi suất tới sự bình đẳng như vậy cũng chưa mạnh mẽ. Thêm vào đó,

chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn này vẫn

còn cao dẫn đến từ lần điều chỉnh lãi suất thứ tư trong năm trở đi, lãi suất

trần, áp dụng đối với khu vực nông thôn trở lại cao hơn so với mức lãi suất

trần cho vay ở thành thị.

Về việc thống nhất trần lãi suất đối với các khoản vay có thời hạn khác nhau trong giai đoạn hiện nay có thể nhận định là nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đẩy mạnh đầu tư trung - dài hạn, khuyến khích đầu tư theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường cơ

sở vật chất kỹ thuật cho xã hội chủ nghĩa. Do mức độ rủi ro thường tăng theo

thời hạn của khoản vay nên đây chưa phải là quyết định hợp lý. Nếu như trước kia chúng ta đã từng không phân biệt lãi suất cho vay các thời hạn khác

nhau rồi đến quy định lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay dài hạn đã được nhìn nhận là không hợp lý và được sửa đổi bằng việc nâng lãi suất cho vay trung - dài hạn lên cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn thì việc

thống nhất trần lãi suất như hiện nay phải chăng là một bước thụt lùi  Có lẽ đây chỉ là một giải pháp tình thế để đẩy mạnh ” đầu ra” của tín dụng mà thôi, chắc chắn trong tương lai chúng ta sẽ phải trở lại nguyên tắc đúng đắn là ”Lãi suất tín dụng ngắn hạn  Lãi suất tín dụng dài hạn ”.

Thứ hai : Việc điều chỉnh lãi suất tín dụng đã gây nên một số ảnh hưởng

tới hoạt động của các tổ chức tín dụng :

+ Biên độ giảm trần lãi suất giữa các lần điều chỉnh quá lớn (0,1%/ tháng; 1,2%/ năm ), khoảng cách giữa hai lần hạ trần lãi suất qua gần nhau liên tiếp đã gây ra các ảnh hưởng sau :

+ Hoạt động của ngân hàng thương mại chưa kịp ổn định qua việc hạ trần

lãi suất lần này đã phải đối phó với việc hạ trần lãi suất lần sau. Các ngân hàng e dè trong huy động vốn nhất là vốn dài hạn vì sợ lãi suất tiếp tục hạ

+ Các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông thôn do địa bàn hoạt khó khăn, cho vay món nhỏ, chi phí lớn, nguồn vốn hạn hẹp hơn các tổ chức

tín dụng khác. Từ đó buộc các tổ chức tín dụng này giảm chi phí, tiết kiệm và nâng cao chất lượng phục vụ nông nghiệp và nông thôn với lãi suất thấp.

+ Khách hàng nảy sinh tâm lý chần chừ trong vay tiền ngân hàng, họ chờ

một mức lãi suất thấp hơn nữa.

+ Lãi suất tái cấp vốn giảm khuyến khích các ngân hàng thương mại vay

vốn từ Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba: Hiệu quả của hạ lãi suất với việc ” kích cầu ” nền kinh tế :

Kích cầu là một giải pháp kích thích khuyến khích tiêu dùng và mục tiêu cuối cùng là tăng tổng cầu, tổng cung hàng hoá xã hội để thúc đẩy sản xuất

phát triển .

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay nhằm giải quyết mâu

thuẫn giữa nhu cầu về vốn rất cao của doanh nghiệp và nông dân với sự dư

thừa của nguồn vốn tồn đọng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín

dụng, bằng việc hạ lãi suất cho vay Nhà nước muốn khai thông tín dụng từ đó

kích thích tiêu dùng ( bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt, đời sống ).

Hạ lãi suất có liên quan đến bố trí lại cơ cấu đầu tư, chi tiêu Ngân sách và

là một trong hàng loạt các ”kích cầu ” mà Nhà nước đã áp dụng như : giảm

khung thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm thuế luân chuyển, bỏ thuế sát sinh, giảm

một số thuế suất khác, tăng ưu đãi tín dụng, điều chỉnh phụ cấp lương, bảo

hiểm xã hội, tài trợ mạnh hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo. Nhưng có lẽ hạ lãi suất chưa có hiệu quả mạnh mẽ

lắm đến việc kích thích nền kinh tế phát triển. Có thể đề cập đến một số

nguyên nhân:

+ Lãi suất giảm nhưng do giảm phát nên ở các công ty, doanh nghiệp hàng hoá tồn kho nhiều. tín dụng đang bí đầu ra, doanh nghiệp cạnh tranh kém, sản

điều kiện làm ăn thua lỗ, các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc không dám

vay vốn, bản thân ngân hàng thương mại cũng không dám bỏ vốn ra để đầu tư vì vậy chỉ trông chờ hạ lãi suất cũng không mở rộng được tín dụng.

+ Lãi suất cho vay ở nông thôn vẫn cao hơn lãi suất thị trường mà nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của nông thôn rất cấp bách chỉ riêng việc kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn, phát triển kinh tế trang

trại ... đã đặt ra yêu cầu rất lớn về vốn vay.

+ Lãi suất tiền gửi mặc dù giảm nhưng nguồn vốn huy động vào ngân hàng vẫn tăng cao vì ở thành phố người có tiền cũng không mua sắm gì nhiều mà

đầu tư buôn bán thì khó tìm ra lợi nhuận cao nên tốt nhất là gửi ngân hàng kiếm lãi. Cung tín dụng tăng trong khi đầu ra không có do vậy đã hạ lãi suất

mà hiệu quả vẫn không đạt như mong muốn.

+ Lãi suất tín dụng đã hạ thấp nhưng ngân hàng chỉ có thể cho vay nếu

khách hàng hội tụ những điều kiện cần thiết, đảm bảo hoàn trả có lãi đúng

thời hạn vay. Trên thực tế mặc dù hạ lãi suất cho vay, nới lỏng các điều kiện

vay vốn nhưng do không đủ điều kiện để vay nên có thể cần nhưng khách

hàng vẫn không vay được vốn. Ngân hàng cho vay tuỳ tiện sẽ tạo ra càng nhiều sự tiềm ẩn về nợ quá hạn gia tăng, khả năng không trả nợ được càng lớn.

Như vậy hạ lãi suất chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để gia tăng tín dụng. Muốn tín dụng thực sự tăng trưởng thì phải tăng sức bật của

nền kinh tế, tăng khả năng hấp thụ vốn cũng như độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . Một yếu tố không thể thiếu đó là cần có

một hệ thống pháp luật đồng bộ và cởi mở hơn.

Hạ lãi suất có ý nghĩa rất lớn đối với chủ trương phát huy nội lực, kích

thích phát triển sản xuất và đầu tư, sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực và thế giới, góp

phần đưa tín dụng của nước ta tiến tới mức lãi suất của thế giới. Vậy nên mặc dù chưa đạt được những gì như mong đợi từ việc hạ lãi suất nhưng khách

quan mà nói thì hạ lãi suất là một chủ trương đúng đắn.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay”. doc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)