Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (công tác chuẩn bị ).

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA VIỆT NAM thực hiện (Trang 30 - 36)

Chương 2: Thực tế kiểm toán khoản mục phải thu tại CPA VIETNAM

2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (công tác chuẩn bị ).

A, Giao dịch và lên kế hoạch phục vụ khách hàng.

- Tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng: Mục đích của hoạt động này nhằm tạo ra mối quan hệ cần thiết giữa các KTV thực hiện cuộc kiểm toán với các thành viên của công ty khách hàng. Đồng thời, hai bên sẽ trao đổi với nhau phạm vi công việc của mỗi bên. Sự hợp tác của cả hai bên sẽ thúc đẩy cho cuộc kiểm toán nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Đối với công ty X, là một khách hàng mới vì vậy công việc nay càng cần thiết và phải được thực hiện cẩn thận hơn.

- Lên kế hoạch phục vụ khách hàng: dựa vào kế hoạch phát hành BCTC, kế hoạch làm việc của khách hàng và thời gian đã kí trong hợp đồng, ban giám đốc của CPA VIETNAM sẽ lên kế hoạch phục vụ khách hàng cho phù hợp. Nội dung gồm xác định những công việc nào sẽ được thực hiện và giao phần việc cho từng thành viên trong nhóm.

- Kiểm tra điều kiện phục vụ cho công việc: Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành kiểm tra các điều kiện phục vụ cho cuộc kiểm toán từ phía khách hàng. Kiểm toán viên đánh giá, xem xét khả năng cung cấp các tài liệu, sự hợp tác từ phía khách hàng trong quá trình giao dịch để từ đó có những thủ tục bổ sung phù hợp.

- Tiến hành soát xét sơ bộ tài liệu khách hàng cung cấp: Trưởng nhóm kiểm toán đánh giá khái quát về các tài liệu đã được khách hàng cung cấp ở trên. Từ đó đưa ra nhận xét về hệ thống sổ sách, tài liệu kế toán của đơn vị.Sự đánh giá này sẽ bổ sung cho việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng sau này. B, Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng.

Đối với khách hàng X

Công ty X là khách hàng mới vì vậy CPA VIETNAM đã thực hiện tìm hiểu về X thông qua việc trao đổi trực tiếp với ban giám đốc công ty X, với

KTV của công ty kiểm toán Thăng Long và xem xét các tài liệu của khách hàng.Các thông tin cơ bản thu được như sau:

- Thông tin chung

+ Công ty X tiền thân là xí nghiệp cơ khí thuỷ I tỉnh A, trải qua các thay đổi sau:

Quyết định số 1145/QĐ- UB ngày 10/12/1992 của UBND tỉnh A về việc thành lập xí nghiệp cơ khí thuỷ I thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh A.

Quyết định số 142/QĐ/TCCB- LĐ ngày 30/6/1997 của hội đồng quản trị Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam về việc đổi tên … thành công ty X.

+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 112464 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh A cấp, đăng kí lần đầu ngày 17/3/1993, đăng kí thay đổi lần 5 ngày 16/9/2005.

Vốn điều lệ: 1.572.000.041

Đăng kí mã số thuế: Giấy chứng nhận mã số thuế 080004204 do Cục thuế tỉnh A cấp ngày 04/02/2002.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh

Nghành nghề kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 112464:

• Đóng mới, sữa chữa phương tiện giao thông vận tải thuỷ; sản xuất cấu kiện sắt thép và các sản phẩm công nghiệp; phá dỡ tàu cũ và các thiết bị thanh lý.

• Vận tải hàng hoá, container đường thuỷ nội địa, đường bộ, đường biển trong nước và quốc tế; thuê và cho thuê định hạn các loại tàu vận tải; dịch vụ giao nhận hàng hoá, container, bốc xếp, kho bãi.

• Kinh doanh thiết bị, vật tư, phụ tùng, phụ kiện phục vụ nghành công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng.

- Sở hữu và quản lý

+ Công ty mẹ, tổng công ty: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam + Hoạt động đầu tư: Không có

+ Các chi nhánh: Chi nhánh tại Hải Phòng + Cơ cấu của công ty: Xem sơ đồ

- Các bên liên quan

Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - Tài chính và các vấn đề liên quan khác + Quản lý tiền: Quy chế quản lý tiền chưa có

+ Thuê tài sản, máy móc, nhà cửa: 02 hợp đồng thuê tài chính liên quan đến thuê tài sản ôtô

+ Cơ cấu các khoản nợ, bao gồm hợp đồng vay, hạn mức, bảo lãnh bao gồm các khoản cam kết chưa nằm trong bảng CĐKT: Không phát sinh

- Môi trường kinh doanh chung + Thay đổi về lãi suất

+ Ảnh hưởng của tỷ giá

+ Những thay đổi trong nền kinh tế - Môi trường luật pháp

+ Các chính sách thuế

+ Các chính sách, quyết định của chính phủ ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Quy trình xem xét, quản lý rủi ro của khách hàng

( Ví dụ: có xây dựng quy trình kinh doanh không; có xem xét thiết lập quy chế kiểm soát trong và giữa các phòng ban hay không; việc phân công công việc đã hợp lý chưa; ban giám đốc quản lý công việc qua hình thức nào; …)

Ngay từ khi thành lập ban giám đốc đã xây dựng các nguyên tắc sản xuất, mua, bán hàng, thống kê, kế toán và kế hoạch rất chặt chẽ và có sự phân cấp phê duyệt. Trong đó Tổng giám đốc đã tham gia tích cực vào việc đề xuất các nguyên tắc.

Bên cạnh đó ban giám đốc cũng đánh giá cao vai trò kiểm soát của bộ phận kế toán công ty.

Kế toán trưởng: trưởng phòng tài chính kế toán, phụ trách chung và điều hành toàn diện công tác quản lý tài chính kế toán thống kê của công ty theo quy định của luật kế toán. Ngoài ra, kế toán trưởng còn cùng tổng giám đốc tham gia kiểm soát giá bán trên các đơn đặt hàng, giá mua phôi thép và các loại nhiên liệu tại mọi thời điểm, dự đoán luồng tiền hoạt động kinh doanh của công ty, tìm nguồn vốn kịp thời tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty, phối hợp phòng kinh doanh để đôn đốc thu nợ đúng hạn.

Phó kế toán trưởng: Kế toán tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo dõi chung tình hình kế toán thống kê tài chính và chế độ kế toán thống kê tài chính của công ty theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh thép các loại và các hoạt động kinh doanh khác. - Nhân sự chủ chốt

Name Function Quanlification

And experience

Location

Lê Huy Hồng Giám đốc Tỉnh A

Lê Quang Dũng Phó giám đốc Tỉnh A

Lê Năng Suất Phó giám đốc Tỉnh A

Nguyễn Đức Mạnh Kế toán trưởng Tỉnh A

- Môi trường tin học

Đối với công ty Y

Công ty Y là khách hàng thường xuyên của CPA VIETNAM. Dựa vào file hồ sơ kiểm toán chung của công ty Y, KTV đã có những hiểu biết nhất định về công ty Y. Đồng thời KTV trao đổi trực tiếp với ban giám đốc công ty Y, đưa ra bảng câu hỏi khách hàng đề nghị trả lời về những thay đổi trong năm vừa qua để cập nhật thông tin mới nhất lưu vào hồ sơ kiểm toán năm hiện hành. Sau đây là những thông tin ban đầu về công ty Y mà KTV tìm hiểu được.

- Thông tin chung

Tiền thân của công ty Y được thành lập theo quyết định số 2651/QĐ- UB ngày 31 tháng 10 năm 1992 của Uỷ ban nhân dân thành phố B.

Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 105893 do trọng tài kinh tế cấp ngày 24 tháng 11 năm 1992, vốn điều lệ lúc này là 5.195.703.000 đồng.

Các đơn vị trực thuộc công ty Y trong kì hoạt động từ 01/01/2006 đến 31/12/2006 gồm:

• Xí nghiệp điện tử 15

• Xí nghiệp dịch vụ, sữa chữa và bảo hành Phủ Doãn

• Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Trụ sở chính của công ty: …

- Hoạt động sản xuất kinh doanh

Lắp ráp, sữa chữa, bảo hành, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm điện, điện tử.

Liên kết, liên doanh với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước để mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh, làm đại lý cho các doanh nghiệp.

Kính doanh đơn vị, đại lý hàng gia dụng, điện lạnh, bếp ga.

Kinh doanh vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ nghành xây lắp, cơ khí nông nghiệp, y tế…

- Nhân sự chủ chốt:

Ông Phạm Toàn Thắng Giám đốc Ông Đỗ Quốc Trọng Phó giám đốc Ông Dương Anh Vũ Phó giám đốc Bà Đoàn Thị Minh Nguyệt Kế toán trưởng C, Đánh giá rủi ro kiểm soát mồi trường kiểm soát.

CPA VIETNAM đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát dựa trên cơ sở tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội của khách hàng để từ đó thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp thông qua xem xét các yếu tố sau về khách hàng:

• Giá trị đạo đức, triết lý sống của nhà quản lý

• Cam kết của khách hàng về tính trung thực, hợp lý của BCTC

• Thành phần và cấu trúc tổ chức của ban giám đốc và các phòng ban

• Việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy

• Quá trình kiểm soát, giám sát và điều hành của ban giám đốc và kiểm toán nội bộ

Những ứng dụng và ảnh hưởng của công nghệ thông tin, máy tính đến hoạt động quản lý, hoạt động kế toán

Đối với công ty X

Để đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát công ty X, CPA VIETNAM đã tiến hành phỏng vấn ban giám đốc và nhân viên trong công ty thông qua bảng câu hỏi sau:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA VIỆT NAM thực hiện (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w