Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu.

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA VIỆT NAM thực hiện (Trang 26 - 30)

Chương 2: Thực tế kiểm toán khoản mục phải thu tại CPA VIETNAM

2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu.

Để có thể thu thập được bằng chứng đầy đủ, phù hợp giúp KTV hình thành nên ý kiến của mình về tính trung thực hợp lý của các số liệu trên BCTC thì quy trình cuộc kiểm toán thường gồm ba bước: Lập kế hoạch kiểm toán,thực hiện kế hoạch kiểm toán, kết thúc kiểm toán.Kiểm toán khoản phải thu là một phần hành trong kiểm toán BCTC nên cũng được thực hiện theo quy trình này.

Ở bước đầu, lập kế hoạch kiểm toán gồm nội dung chủ yếu là: công tác chuẩn bị; thu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống KSNB. Trong từng nội dung lớn này sẽ được chi tiết thành các nội dung cụ thể hơn. KTV sẽ xem

xét các khoản mục trên BCTC hoặc các chu trình kế toán ảnh hưởng, tác động như thế nào đến các công việc này. Đối với khoản phải thu thì nó chủ yếu ảnh hưởng tới việc nhận diện các lý do kiểm toán; thu thập thông tin về nghành nghề, hoạt động kinh doanh của khách hang, các bên hữu quan; thực hiện các thủ tục phân tích; đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm soát; thiết kế chương trình kiểm toán gồm thiết kế các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết.

Ở bước thứ hai, thực hiện kế hoạch kiểm toán bao gồm rất nhiều công việc chi tiết, trong đó mỗi khoản mục trên BCTC hoặc chu trình kế toán sẽ được thiết kế cụ thể. Để kiểm toán khoản phải thu thì KTV thường phân loại chi tiết các khoản nợ phải thu, gửi thư xác nhận đến một số đối tượng, đối chiếu công nợ, phân tích một số tỷ suất tài chính…

Ở bước thứ ba, kết thúc kiểm toán, trước hết KTV cần chuẩn bị và phát hành báo cáo kiểm toán, thể kèm thư quản lý. Trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý, kiểm toán khoản phải thu sẽ giúp KTV đưa ra ý kiến về khoản mục này trên BCTC cũng như các khoản mục có liên quan. Đồng thời KTV có thể tư vấn cho khách hang về các nội dung như quy chế tài chính trong đó cụ thể là chính sách tín dụng, tình hình các khoản phải thu, tình hình tuân thủ quy chế tài chính của nhân viên khách hàng…Ngoài ra sau khi kiểm tra và phân tích hệ thống KSNB cũng như việc ghi chép của kế toán, KTV có thể đưa ra các khuyến nghị về hệ thống KSNB của khác hàng, hướng dẫn các nhân viên kế toán…hoàn thiện công việc của mình đảm bảo phù hợp các quy định, pháp luật.

Trên đây là ba bước cơ bản của chu trình kiểm toán khoản mục phải thu. Tuy nhiên ba bước này chỉ được thực hiện sau khi công ty kiểm toán và công ty khách hàng có các hoạt động và cam kết ban đầu. Đối với khách hàng mới, trước tiên CPA VIETNAM tiếp cận khách hàng qua việc gửi: Thư chào cung cấp dịch vụ đến ban giám đốc công ty khách hàng. Khi đã có sự đề nghị kiểm

toán của khách hàng, CPA VIETNAM sẽ tiến hành lập: Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đối với khách hàng cũ, CPA VIETNAM xem xét những thay đổi trong khách hàng, từ đó quyết định có tiếp tục kiểm toán cho khách hàng này không. Sau đó, hợp đồng kiểm toán sẽ được kí kết giữa công ty và khách hàng, kể cả khách hàng mới hay cũ. Hợp đồng kiểm toán chính là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, bảo vệ quyền lợi cho cả công ty kiểm toán và phía khách hàng.Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí kết, CPA VIETNAM sẽ phân công kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán. Ngoài có năng lực chuyên môn, các kiểm toán viên này phải độc lập với khách hàng. Tính độc lập của kiểm toán viên được đảm bảo thông qua: Bản cam kết về tính độc lập do các kiểm toán viên được phân công lập ra. Tiếp theo, CPA VIETNAM gửi tới khách hàng kế hoạch kiểm toán sơ bộ bao gồm việc phân công nhóm kiểm toán, thời gian thực hiện dự kiến và các tài liệu cần thiết thu thập thông qua việc gửi: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán tới khách hàng.

Bảng 2.1: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán.

Nội dung Người

cung cấp

Ngày nhận

Kế hoạch Thực tế Các vấn đề chung

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, quy chế tài chính, quy chế nội bộ khác…

+ Bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, bảng cân đối số phát sinh, thuyết minh BCTC …

+ Các chính sách kế toán được công ty áp dụng cho kì kế toán 31/12/2006

+ Kế hoạch SXKD của công ty, bảng tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006…

+ Các biên bản kiểm tra, thanh tra, quyết toán…cho năm tài chính 2004,2005,2006

+ Những thay đổi các quy chế quản lý tài chính và hệ thống KSNB trong kỳ hoạt động 01/01/2005 đến 31/12/2006

+ Toàn bộ sổ cái, sổ kế toán chi tiết, các TK theo quy định của Bộ tài chính …………. Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc

Đối với khoản mục phải thu

Chi tiết các khoản phải thu tại ngày 31/12/2006 theo các TK Kế toán viên

Khi bắt đầu làm việc Biên bản xác nhận (đối chiếu) công nợ với khách hàng tại thời

điểm31/12/2006 ( nếu có ).

Kế toán viên

Khi bắt đầu làm việc Bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu (nếu có ) Kế toán

viên

Khi bắt đầu làm việc Tình hình tăng, giảm các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa

công ty với đơn vị cấp trên hoặc cấp dưới

Kế toán viên

Khi bắt đầu làm việc Biên bản đối chiếu công nợ nội bộ hàng quý và cuối năm Kế toán

viên Khi bắt đầu làm việc

Sau đây là công việc cụ thể cho ba bước chu trình kiểm toán khoản mục phải thu được thực hiện cho hai khách hàng X và Y.

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA VIỆT NAM thực hiện (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w