c, Cây lâm nghiệp
3.4.3. Hiệu quả về mặt xã hộ
- Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ SXNLN mà trước đây chủ yếu là làm vườn, ruộng và phát rừng làm nương rẫy để trồng lúa, ngô khoai, sắn và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do vậy, đời sống của đại bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, một số hộ còn thiếu lương thực. Việc QHSDĐ trên tạo cơ sở cho quy hoạch mở mang phát triển SXNLN một cách ổn định lâu dài, nguồn thu nhập phong phú hơn và tăng dần theo thời gian. Phương án QHSDĐ này là cơ sở để triển khai thực hiện các chương trình dự án nói chung và các mục tiêu phát triển KTXH nói riêng đồng thời là cơ sở quan trọng để xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và sử dung đất đai ở cấp độ vi mô (các thôn, HGĐ) cũng như cấp vi mô của nhà nước.
- Với cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ như đã đề xuất thì nhu cầu lao động của xã sẽ tăng thêm. Trong những năm đầu việc trồng, chăm sóc cây đặc sản, cây ăn quả, cây công nghiệp sẽ góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi, nguồn lao động chủ yếu của xã vẫn được thu hút cho sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi. Về sau, ngoài việc tập trung lao động cho chăn nuôi và sản xuất cây hằng năm thì cây ăn quả, cây đặc sản, cây công nghiệp đã đi vào ổn định sẽ thu hút được nhiều lao động với mức lương thường xuyên hơn.
- Việc phát triển cây công nông nghiệp sẽ là cơ hội để thực hiện công tác KNKL nâng cao trình độ kỹ thuật và tổ chức lao động cho người dân hiệu quả hơn. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ sớm được phổ cập, nhân rộng tới tận thôn bản và từng người dân là một trong những mục tiêu có tính chiến lược của ngành trong phát triển SXNLN ở miền núi nước ta.
- Phương án QHSDĐ này được phê duyệt sẽ làm cơ sở pháp lý quan trọng để xã quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, đúng pháp luật. Hiện nay, công tác đồn điền, dồn thửa của xã đã và đang được tiến hành, phương án QHSDĐ này sẽ làm cơ sở để tháo gỡ những khó nhăn vướng mắc, tiếp tục triển khai và hoàn thành dảm bảo theo tiến độ chung.