3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 92,48 126,08 +33,63.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.080,92 123,97 -956,95 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.080,92 123,97 -956,95 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 +533,71
3.2.3.1.1. Biến động đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của xã Minh Hóa tại thời điểm thống kê ngày 01/01/2005 là 1.949,75 ha. Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2011 diện tích đất nông nghiệp tăng thêm 386,21 ha nâng tổng diện tích đất nông nghiệp lên 2.335,96 ha. Qua đây cho thấy đất nông nghiệp biến động mạnh trước và sau quy hoạch. Sự Tăng giảm này xảy ra bởi các nguyên nhân sau:
- Diện tích đất trồng lúa giảm 0,27 ha do chuyển sang đất có mục đích công cộng.
- Đất trồng cây hằng năm giảm 137,33 ha, do chuyển sang các loại đất sau: + Đất trồng cây lâu năm 63,56 ha
+ Đất ở nông thôn 2,6 ha
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,02 ha + Đất mục đích công cộng 0,85 ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 18 ha + Đất bằng chưa sử dụng 48,3 ha
- Đất trồng cây lâu năm giảm 1,18 ha do chuyển sang đất ở nông thôn 0,6 ha và đất đất có mục đích công cộng 0,58 ha, tăng 79,79 ha lấy từ các loại đất sau:
+ Đất trồng cây hằng năm khác 63,56 ha
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,01 ha + Đất có mục đích công cộng 0,02 ha
+ Đất bằng chưa sử dụng 16,2 ha
- Đất rừng sản xuất giảm 376 ha do chuyển sang đất rừng phòng hộ và tăng 430,84 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ tăng 376 ha lấy từ đất rừng sản xuất
Thế mạnh của xã là ngành nông lâm nghiệp đặc biệt là LN nên diện tích đất LN của xã ngày càng tăng và dự báo trong tương lai sẽ tăng rất lớn vì nghề rừng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của người dân ở đây. Bên cạnh việc trồng rừng sản xuất người dân còn chuyển đổi mục đích từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ để bảo vệ đất và bảo vệ nguồn nước cũng như môi trường.
3.2.3.1.2. Biến động đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp tính đến ngày 01/01/2005 là 272,85 ha. Tính đến ngày 01/01/2011 thì diện tích đất ngày tăng thêm 13,67 ha nâng tổng diện tích đất này lên 286,52 ha. Biến động chủ yếu ở các loại đất sau:
- Đất ở nông thôn tăng 3,2 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác 2,6 ha và đất đất trồng cây lâu năm 0,6 ha.
- Đất chuyên dùng tăng 0,01 ha ở đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp và giảm 6,55 ha ở đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, 2,49 ha ở đất có mục đích công cộng.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 19,5 ha do chuyển từ đất trồng cây hằng năm khác 18 ha và do chỉ tiêu phân loại đất 1,5 ha nâng tổng diện tích đất này lên 192,28 ha.
3.2.3.1.3. Biến động đất chưa sử dụng
Năm 2011 đất chưa sử dụng giảm mạnh tính đến 01/01/2011 thì đất chưa sử dụng giảm đến 389,64 ha. Nguyên nhân biến động do:
- Đất đồi núi chưa sử dụng tăng 7,89 ha do thay đổi chỉ tiêu phân loại đất tăng khác và giảm 964,84 ha do chuyển sang các loại đất sau:
+ Đất rừng sản xuất 430,84 ha
+ Đất có mục đích công cộng 0,29 ha + Đất núi đá không có rừng cây 533,71 ha
- Đất núi đá không có rừng cây tăng 533,71 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng.
3.2.3.2. Tiềm năng đất đai
Xã Minh Hóa là xã miền núi của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình có địa hình tương đối phức tạp, địa hình dốc, nhiều sông suối, đồi núi nên rất khó khăn trong việc giao lưu với các xã lân cận. Nhưng trong những năm gần đây nhờ được sự quan tâm của Chính phủ và Nhà nước nên cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá thuận tiện. Đặc biệt là xã hiện nay việc quản lý đất đai đã được xã quản lý và quy hoạch nên đất đai được khai hoang và tận dụng hết tiềm năng vốn có.
Xã vốn có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp nên chỉ cần chú trọng tới các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, phân bón, … thì sẽ mang lại năng suất cao hơn. Nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như trồng xen các loại cây bảo vệ đất bảo vệ nguồn nước, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tiết kiệm đất và phân bón để tiến tới sản xuất bền vững.
Đất sản xuất cây nông nghiệp cũng không nhiều do vậy cần chú ý đến việc thâm canh tăng vụ để không bỏ phí đất bên cạnh đó không để đất hoang phí bởi hiện nay một số hộ không làm ruộng nên bỏ đất hoang không giao trả lại cho xã nên đất cũng bỏ hoang do vậy xã cần thiết lập ban quản lý điều tra đất tránh tình trạng này gây lãng phí đất.
Xã có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tương đối nhiều đây là tiềm năng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản
Do xã còn nghèo nên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa được chú trọng. Trong địa bàn chỉ xuất hiện những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên trong tương lai các ngành này cũng sẽ phát triển và nhu cầu đất cũng sẽ đáp ứng đủ bởi nhóm đất chưa sử dụng của xã cùng còn tương đối nhiều.
3.3. Đề xuất phương án QHSDĐ cho xã Minh Hóa 3.3.1. Những căn cứ lập phương án 3.3.1. Những căn cứ lập phương án
3.3.1.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ luật Đất đai 2003
- Căn cứ luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
- Căn cứ nghị định số 181/2004/NĐ–CN ngày 19/12/2004 của Chính phủ về thi hành luật Đất đai
- Căn cứ các thông tư hướng dẫn của bộ Tài nguyên và môi trường
+ Thông tư số 28/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Thông tư số 30/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Căn cứ quyết định số 364/CP ngày 06/11/1991 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết đất đai có liên quan đến địa giới hành chính.
- Căn cứ vào quyết định QHSDĐ của xã Minh Hóa giai đoạn 2010 – 2020. - Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của xã Minh Hóa. - Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2020 và nhiệm vụ phát triển kinh tế các ngành trên địa bàn xã Minh Hóa.
3.3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.1.2.1. Phương hướng chung
Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, phát huy thế mạnh kinh tế vùng rừng, phấn đấu cơ bản xóa đói giảm nghèo, đưa mức sống của người dân ngày một tăng lên.
Phát triển nông – lâm nghiệp toàn diện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, khai thác có hiệu quả kinh tế vùng đồi vùng rừng. Coi trọng nuôi trồng thủy sản, chú trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày mà trọng tâm là cây cao su.
+ Quy hoạch khu dân cư mới để ổn định cuộc sống của người dân
+ Tham gia thực hiện và quản lý tốt các dự án đầu tư trên địa bàn, xây dựng phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi theo hướng từng bước bê tông hóa, nhựa hóa.
+ Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, xây dựng thôn bản văn hóa.
+ Duy trì và bảo vệ diện tích rừng hiện có, nắm bắt thời cơ chú trọng phát triển kinh tế hạ tầng.
+ Hình thành các tụ điểm kinh tế tạo ra những điểm phân phối hàng háo và vật tư thúc đẩy quá trình sản xuất đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nông thôn trong tương lai.
Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, từng bước giảm nhịp độ tăng trưởng dân số tự nhiên và ổn định vào năm 2020. Chú trọng phát triển Y tế, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phong trào văn hóa thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho người dân. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới.
- Mục tiêu KTXH chủ yếu đến năm 2020
+ Mục tiêu kinh tế: Tổng sản lượng lương thực đạt 950 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 250kg/người/năm.
+ Mục tiêu xã hội: Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm tốt các chính sách xã hội, đặc biệt đối với gia đình có công với cách mạng, thực hiện tốt chính sách dân tộc miền núi, công tác định canh định cư.
+ Mục tiêu môi trường: Từng bước quy hoạch xây dựng điểm xử lý rác thải, không vứt rác lung tung. Quy hoạch trồng cây phân tán ở các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng để tạo môi trường trong sạch lành mạnh.
3.3.1.2.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếua, Ngành nông lâm nghiệp a, Ngành nông lâm nghiệp
Minh Hóa là một xã miền núi ngành sản xuất chủ yếu là lâm nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, nông lâm nghiệp là là ngành quan trọng để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Giai đoạn tới cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi cây trồng rừng sản xuất để tăng khả năng bảo vệ đất đai, nguồn nước và nâng cao thu nhập từ rừng. Bảo vệ tốt diện tích đất rừng phòng hộ hiện có. Mục tiêu cụ thể của ngành nông lâm nghiệp như sau:
+ Lúa : 65 tạ/ha
+ Ngô : 50 tạ/ha
+ Khoai các loại : 70 tạ/ha + Đỗ các loại : 15 tạ/ha + Lạc : 15 tạ/ha + Hồng xiêm : 20 tạ/ha + Hồ tiêu : 18 tạ/ha + Vải : 25 tạ/ha b, Ngành chăn nuôi
Tăng tỷ trọng ngành nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa cung cấp cho thị trường lấy thịt, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, ngan,...
Phấn đấu đến năm 2020 tổng số đàn trâu lên khoảng 500 con, 1500 con bò, 2000 con lợn và khoảng 8000 con gia cầm.