- Đất bằng chưa sử dụng giảm 56,7 ha do chuyển mục đích sử dụng sang: + Đất rừng sản xuất 21,7 ha
+ Đất trồng cây lâu năm 31,2 ha + Đất có mục đích công cộng 3,6 ha
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,2 ha
- Đất đồi núi chưa sử dụng giảm 66,27 ha do chuyển sang các loại đất sau: + Đất rừng sản xuất 30,72 ha
+ Đất trồng cây lâu năm 35,55 ha.
3.4. Ước tính nhu cầu đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch
Trong phương án quy hoạch, sản xuất nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo, do vậy hiệu quả của ngành nông nghiệp mang lại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của ngành nông nghiệp mang lại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của cả phương án quy hoạch.
Hiệu quả kinh tế của phương án QHSDĐ được thể hiện qua sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đem lại sự phát triển kinh tế, tăng nguồn thu, tạo ra hướng đi phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu thị trường trong tương lai.
3.4.1. Hiệu quả kinh tế cho một số cây trồng chính của xã Minh Hóa3.4.1.1. Cây hằng năm 3.4.1.1. Cây hằng năm
Biểu 3.9: Chi phí, thu nhập cho 1 ha cây hằng năm trong một năm TT Loại cây trồng Chi phí Thu nhập Lợi nhuận
1 Lúa P06 11.465.000 39.000.000 27.535.000 2 Lúa 004 10.955.000 36.000.000 25.045.000
3 Ngô 8.428.000 21.392.000 12.964.000
4 Sắn 11.765.000 27.776.000 16.011.000
5 Lạc 12.260.000 34.000.000 21.740.000
Ta thấy giống lúa P06 có lợi nhuận cao hơn so với giống lúa 004 nên ta quy hoạch trồng lúa P06 nhiều hơn như sau: Lúa P06 trồng 41,15 ha, lúa 004 gieo trồng 20 ha, còn đất trồng cây hằng năm khác chủ yếu trồng hai loại cây ngô và lạc nên vụ Xuân trồng ngô, vụ Thu trồng lạc với diện tích mỗi lần trồng
là 136,17 ha. Cây sắn trồng ở đất lâm nghiệp ở những vùng đất bằng độ dốc thấp nên diện tích trồng sắn được quy hoạch là 22 ha.
Vậy, tổng lợi nhuận thu được từ cây trồng hằng năm là 67.118.509.300 đồng cho cả chu kỳ quy hoạch.