Muốn đánh giá chính xác ảnh hưởng của các chất kích kháng đến khả năng sống của mầm chúng tôi tiến hành xác định chỉ tiêu ảnh hưởng của các chất kích kháng đến sức sống của mầm thông qua xác định chiều dài rễ và chiều dài mầm. Chỉ tiêu này được xác định khi hạt giống lúa đã xử lí kích kháng được đặt trong giấy cuộn tưới đủ ẩm. Sau 7 ngày xác định mầm bình thường và đo chiều dài rễ và chiều dài mầm. Kết quả đo chiều dài rễ và mầm của các nghiệm thức xử lí kích kháng và không xử lí kích kháng trên hạt giống lúa ở các giống khác nhau ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của chất kích kháng đến khả năng phát triển của cây mạ STT Công thức Q5 CDR (mm) CDM (mm) 1 Đối chứng 99.93 30.33 2 Bion 38.2 7.3 3 CuCl2 110.4 46.97 4 OA 1mM 95.77 55.1 5 OA 2mM 33.93 6.53 6 OA 4mM 90.17 39.3
Ghi chú: CDR: chiều dài rễ sau 7 ngày để ẩm. CRM: chiều dài mầm sau 7 ngày để ẩm.
Hình 4.16: Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sức sống của mầm
Qua kết quả ở bảng 4.9, Chúng tôi nhận thấy chiều dài rễ ở tất cả các công thức đều lớn hơn chiều dài thân ở tất cả các công thức. Từ biểu đồ ta nhận thấy chỉ có nghiệm thức xử lí kích kháng bằng Clorua đồng là có hiệu quả làm tăng chiều dài rễ và chiều dài mầm (110.4mm, 46.97mm). Các nghiệm thức khác đều làm giảm chiều dài rễ và chiều dài mầm. Giảm đặc biệt nghiêm trọng là nghiệm thức khi xử lí kích kháng bằng OA 2mM (33.93mm, 6.55mm) so với đối chứng giảm 3 lần.
Như vậy qua bảng 4.9 và 4.10 ta thấy rằng khi xử lí kích kháng hạt giống lúa thì các chất kích kháng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tỉ lệ nảy mầm và sức sống của mầm lúa sau khi nảy mầm, đặc biệt nghiêm trọng là khi xử lí hạt giống lúa bằng OA 2mM. Trong 5 chất kích kháng mà chúng tôi thu thập được thì chỉ có Clorua đồng là thích hợp để xử lí hạt giống lúa. Khi xử lí Clorua đồng lúa tăng cả tỷ lệ nảy mầm và sức sống của mầm.
Hình 4.17: Mầm hạt lúa bị chết do nhiễm nấm Alternariapadwickii
(Nguồn: Nguyễn Thị Quỳnh)
Hình 4.18: Hạt lúa bị nhiễm nấm Alternariapadwickii
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ