Ảnh hưởng các chất kích kháng đến tỷ lệ nấm Alternaria padwickii trên hạt giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích kháng phòng trừ nấm gây bệnh hại hạt giống lúa (Trang 45 - 47)

trên hạt giống lúa Q5 và Khang dân

Đối với các chất kích kháng đã được chúng tôi thu thập ở trên đã được biết tới khả năng tăng sức đề kháng của cây đối với bệnh. Để xác định được phương pháp kích kháng có hiệu quả chúng tôi đã thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau. Dựa vào tài liệu đã thu thập, phương pháp xử lí hạt giống bằng chất kích kháng là một trong những phương pháp phổ biến để tạo tính kháng lưu dẫn trên cây.

Tuy nhiên trước khi đưa ra kết luận về chất kích kháng nào có hiệu quả kích kháng cao nhất và không ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống lúa, chúng tôi tiến hành thống kê mẫu theo tỷ lệ % hạt nhiễm nấm của các hạt giống lúa thu thập được và các mẫu lúa đã qua xử lí một số chất kích kháng. Từ đó đánh giá được ảnh hưởng của các chất kích kháng đến nấm Alternaria

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến tỷ lệ nhiễm nấm Alternaria padwickii của hạt giống lúa Q5 và Khang dân.

Giống Tỷ lệ nhiễm nấm Alternaria padwickii (%) Đối chứng CuCl2 Bion OA 1mM OA 2mM OA 4mM Q5 22.4a 9.2c 15.4b 11.4c 16.2b 17.0b KD 17.8a 7.0d 12.0bc 9.2cd 11.8bc 14.8ab

Hình 4.14 : Ảnh hưởng của các chất kích kháng đến tỷ lệ nấm Alternaria padwickii trên các giống lúa.

Qua kết quả bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy: Có sự khác nhau giữa tỉ lệ hạt nhiễm bệnh ở các công thức xử lí kích kháng và không xử lí kích kháng, các giống khác nhau có tỷ lệ nhiễm nấm khác nhau, giống Q5 có tỷ lệ nhiễm nấm Alternaria padwickii cao hơn so với giống Khang dân.

Đối với các chất kích kháng khác nhau khi sử dụng để xử lý hạt giống thì Clorua đồng nồng độ 0.05mM là có hiệu quả hơn cả, nó làm tỷ lệ hạt giống nhiễm bệnh giảm mạnh hơn (9.2% trên giống Q5 và 7.0% trên giống Khang dân) so với các chất kích kháng còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích kháng phòng trừ nấm gây bệnh hại hạt giống lúa (Trang 45 - 47)