- Đây là cây trồng được trồng từ lâu trên địa bàn nên người dân có kinh
4.4.5.3. Nhóm các giải pháp về khuyến nông, khuyến lâm
- Chuyển giao đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong toàn xã như mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chương trình, dự án để mời các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông của các cơ quan chức năng trong huyện, tỉnh, … về tập huấn. Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc và tỉnh Quảng Bình đang đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản xuất cũng như sản phẩm nên đây là điều kiện
tốt để địa phương tranh thủ hưởng lợi từ các chính sách phát triển nông nghiệp.
- Đầu tư cho phát triển kinh tế đồi rừng thông qua các mô hình nông lâm kết hợp, nhằm phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, cân bằng sinh thái tự nhiên ở xã, hoặc trồng rừng để phát triển kinh tế. Đây là một giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác hại của lũ lụt đi kèm với những cơn bão hàng năm, đồng thời cải thiện môi trường và khí hậu, giảm bớt mức độ khô nóng vào mùa khô hoặc để tăng thu nhập cho người trồng rừng.
- Hỗ trợ một phần giống cây cho người dân, xây dựng quy trình sản xuất hợp lý, khoa học trên cơ sở có sự tư vấn của các chuyên gia nông nghiệp để tập huấn cho người dân. Đối với các mô hình mới được đưa vào thử nghiệm, cần hỗ trợ của chính quyền các loại vật tư thiết bị làm nhà tưới, thiết bị tưới tiêu, hướng dẫn cách thiết kế công trình phục vụ sản xuất.
- Quy hoạch xây dựng mới cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn, cập nhật thông tin thị trường và liên hệ đầu ra cho nông sản.
- Xây dựng khung lịch mùa vụ hợp lý để hạn chế đến mức có thể những ảnh hưởng bất lợi của khí hậu thời tiết, sâu bệnh đối với cây trồng.