Các loại hình sử dụng đất hiện có tại địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 58 - 59)

- Đây là cây trồng được trồng từ lâu trên địa bàn nên người dân có kinh

4.4.3.Các loại hình sử dụng đất hiện có tại địa phương

Trong sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ nước, trình độ sản suất, thâm canh của người sản xuất,… Do vây, việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng sản xuất của đất đai và của người nông dân. Mặt khác, việc bố trí cơ cấu cây trồng phải tuân thủ các quy luật khách quan như điều kiện khí hậu, chế độ nước, chứ không thể sử dụng một cách chủ quan. Để khai thác đất đai một cách có hiệu quả, căn cứ vào điều kiện khí hậu, trình độ sản xuất của người dân, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ và chính quyền xã Sen Thủy, chúng tôi đề xuất một số loại hình sử dụng đất có triển vọng sau đây:

- Duy trì một tỷ lệ thích hợp diện tích gieo trồng lúa 2 vụ bằng các giống lúa có năng suất cao như Khang Dân 18, IR35366…, gieo trồng trên hạng IV và một ít hạng V.

- Xây dựng các mô hình chuyên trồng rau trái vụ trên đất hạng IV, nơi có điều kiện tưới tiêu chủ động. Lựa chọn các giống rau thích hợp với điều kiện khí hậu và mùa vụ của địa phương, có giá trị kinh tế cao như : cải xanh, ngò, mướp đắng, dưa chuột, xà lách, đậu các loại, bí đao… phục vụ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn, các vùng lân cận.

- Tại các ruộng chân cao tưới tiêu bán chủ động hiện đang canh tác 2 vụ lúa, nên bố trí canh tác 1 vụ lúa + 2 vụ màu.

- Xây dựng hình thức canh tác lúa 2 vụ - rau trái vụ tại các nơi đất vẫn cao, không ngập lụt vào tháng 9 tháng 10. Các loại rau trồng ở đây là: rau cai, rau dền, đậu các loại,… hoặc các loại cây ngắn ngày khác phù hợp.

- Xây dựng hình thức canh tác lúa 1 vụ + 1 vụ cá tại các nơi có nguồn nước chủ động hoặc những vùng trồng lúa bị ngập úng cho năng suất thấp. Các loại cá cỏ thể nuôi là : cá trắm, cá chép, cá rô phi,…

- Đối với lúa sản xuất 1 vụ nên xây dựng hình thức luân canh lúa 1 vụ - cây chịu hạn như đậu đỗ, dưa các loại, khoai lang, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, phát huy tiềm năng sức sản xuất của đất và năng suất của cây trồng. Tránh tình trạng bỏ hoang, lãng phí đất sau một vụ.

- Tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng giống lạc cao sản trên đất hạng IV, trên đất hạng V nên trồng lạc xen canh với cây sắn công nghiệp KM94 nhưng cần chú ý đầu tư phân bón và các biện pháp cải tạo đất.

- Nên mạnh dạn mở rộng diện tích trồng các giống ngô lai tốt hiện nay trên đất hạng IV, đất hạng V nên trồng sắn nguyên liệu. Trên đất hạng VI nên trồng sắn xen canh với cây lâm nghiệp như tràm hoa vàng, bạch đàn,…, bón nhiều phân lân.

- Trên đất hạng IV và hạng V tiếp tục sản xuất sắn nguyên liệu KM94 cho năng suất cao dưới hình thức xen canh với cây họ đậu. Chú ý bón phân và các biện pháp cải tạo đất đi kèm.

- Trên diện tích đất hạng VI nên xem xét lại cơ cấu cây trồng. Nếu tiếp tục trồng sắn thì phải đầu tư nhiều phân bón và công lao động cùng với các biện pháp cải tạo đất để nâng hạng thích hợp của đất. Nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên đất hạng VI sang trồng cỏ để nuôi bò. Hiện nay xã đang có kế hoạch chăn nuôi gia súc tập trung nên trồng cỏ là biện pháp khá hữu hiệu để phục vụ kế hoạch này. Loại cỏ đem trồng theo chúng tôi là các loại cỏ thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của địa phương như cỏ sữa, cỏ voi, cỏ sả,…

- Ngoài ra, trên diện tích đất hạng VI và một ít diện tích đất hạng V có thể trồng rừng sản xuất đại trà, vì hiện nay trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, lại chống được lũ lụt vào mùa mưa.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp theo những chủ trương của chính quyền địa phương bằng các loại cây trồng mà địa phương đã định. Những hộ gia đình có điều kiện nên mạnh dạn đầu tư sản xuất để nâng cao thu nhập từ kinh tế vườn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 58 - 59)