Tình hình ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 32 - 33)

a/ Tổng số đàn gia súc

Biểu đồ 2:Tình hình chăn nuôi của xã Sen Thủy qua các năm

Từ biều đồ 2 có thể thấy :

Trên địa bàn xã Sen Thuỷ đến cuối năm 2008 có tổng số lượng đàn gia súc ở xã khá lớn 7.735 con, tăng so với năm 2007 là 835 con, đạt 89% kế hoạch đề ra. Trong đó:

- Đàn lợn: có 4.620 con, chiếm 59,72% so với tổng đàn gia súc của xã. Năm 2008 đàn lợn tăng 280 con so với năm 2007, nguyên nhân đàn lợn tăng chậm là do giá thức ăn tăng và có dịch cúm tai xanh ở lợn xảy ra, làm cho người dân lo lắng, nhưng do được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp nên trong những năm gần đây đàn lợn đã được phát triển trở lại, là góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã.

- Đàn bò: có 2.320 con, chiếm 30,00% so với tổng đàn gia súc của xã. So với năm 2007 thì năm 2008, đàn bò giảm 480 con, nguyên nhân chủ yếu là diện tích đồng cỏ không đủ để phục vụ nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

- Đàn trâu: có 305 con, chiếm 3,94% so với tổng đàn gia súc của xã. Số lượng đàn trâu ngày càng giảm là do hiện nay các hộ gia đình đã sử dụng nhiều máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trâu chủ yếu để nâng cao thu nhập cho nông hộ.

Đơn vị (con)

- Đàn dê, đàn thỏ có 490 con, chiếm 6,34% so với tổng đàn gia súc của xã. Mô hình chăn nuôi thỏ đang được duy trì và phát triển, sẽ góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho nông hộ.

Tổng số lượng đàn gia cầm là 43.590 con, tăng so với năm 2007 là 1340 con, đạt 103% kế hoạch đề ra. Trong đó: Đàn gà có 37.890 con, chiếm 86,92%, so với năm 2007 thì có giảm nhưng không đáng kể, còn đàn vịt, ngan, ngỗng chiếm 13,08% tổng số đàn gia cầm. Nhìn chung, so với đàn gà thì đàn vịt, ngan, ngỗng có xu hướng tăng nhanh. [11], [12], [13]

b/ Cơ cấu giống

- Trâu: Địa phương.

- Bò: Lai Sind, địa phương.

- Lợn: Siêu nạc, địa phương, Móng cái, máu ngoại. - Dê: Địa phương.

- Gà: Tam hoàng, địa phương, Liên phượng. - Vịt: Siêu, địa phương.

Như vậy, phát triển ngành chăn nuôi để đa dạng hóa và tăng nguồn thu nhập cho nông hộ là bước đi đúng hướng của lãnh đạo xã, để bổ sung vào nguồn thu nhập không cao từ ngành trồng trọt do diện tích đất canh tác thấp, kém màu mỡ và thường xuyên phải đối mặt với rủi ro mất mùa do thiên tai và dịch bệnh. Hiện nay trên địa bàn xã có các loại giống như lợn, vịt, gà chủ yếu là giống lai nên cho năng suất rất cao, chiếm 70%. Các giống còn lại chủ yếu là giống địa phương, là loại giống phù hợp với tập quán chăn nuôi của người dân, khả năng thích nghi, chống chịu tốt nhưng khả năng tăng trọng kém nên chi phí nhiều. Trong thời gian qua được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, các giống lai được đưa vào sản xuất, là loại giống có thời gian sinh trưởng nhanh, năng suất cao nên góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho các nông hộ trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w