Hợp tác hóa nơng nghiệp giai đoạn 1961-

Một phần của tài liệu Đề tài: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pptx (Trang 40 - 46)

Giai đoạn này, đế quốc Mĩ chƣa mở rộng leo thang chiến tranh ra miền Bắc, đó chính là thuận lợi để Thái Nguyên xây dựng HTX và phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây cũng đƣợc coi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh những không vững chắc của phong trào hợp tác hóa trong nơng nghiệp ở Thái Nguyên, các HTX đƣợc xây dựng nhanh ồ ạt với quy mô và mức độ lớn, đây chính là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến tồn bộ q trình hoạt động của HTX.

Với những kinh nghiệm đã đƣợc đúc rút qua việc củng cố lại những HTX bị vỡ ở thời gian trƣớc, sang năm 1961, toàn tỉnh xây dựng đƣợc 813 HTX, thu hút 78,3% số hộ nông dân đi vào con đƣờng làm ăn tập thể. Trên đà thắng lợi đó, tỉnh tiếp tục triển khai vận động xây dựng HTX, đến năm 1964 trong tỉnh đã thu đƣợc kết quả to lớn là: cả tỉnh đã có tới 880 HTX (trong đó 257 HTX bậc cao, 367 HTX khá, loại HTX trung bình là 504) [72].

Diện tích canh tác tăng đều qua các năm, từ năm 1960 đến 1965, diện tích trồng cây lƣơng thực của tỉnh đã tăng thêm 13.300 ha, riêng diện tích gieo, cấy lúa tăng từ 51.898 ha năm 1960 lên 59.739 ha năm 1965. Nhờ đó, tổng sản lƣợng lƣơng thực của tỉnh cũng tăng tăng từ 92.691 tấn năm 1960 lên 119.902 tấn năm 1965. [5, 352-353].

Cách thức làm ăn mới đã phát huy đƣợc kết quả là, nhiều HTX điển hình tồn diện hoặc tốt từng mặt đã xuất hiện nhƣ các HTX Thành Công của huyện Đại Từ, HTX Tân Tiến của Định Hố, Hồng Kì của Phú Bình. Nhiều HTX đã đƣa năng suất lúa tăng lên hàng năm, vƣợt khỏi mức trung bình của tỉnh (mức trung bình của tỉnh là từ 160 đến 170.000 tấn). Điển hình là huyện

Đại Từ ln đi đầu trong công tác xây dựng HTX cùng với việc tăng diện tích, tăng vụ và tăng năng suất, lúa, từ 16.000 tấn năm 1960 đã tăng lên hơn 23.000 tấn năm 1965.

Những thắng lợi trên, tác động tích cực đến đời sống của nơng dân các dân tộc trong tỉnh; tình trạng thiếu đói ở nơng thơn trong các kì giáp hạt tuy vẫn cịn nhƣng số lƣợng không lớn và ở mức độ khơng cịn trầm trọng nhƣ trƣớc đây. Bộ mặt nông thôn đã thay đổi “Làng xóm ta xƣa kia lam lũ quanh

năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trƣờng học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của HTX, nhà mới của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ” [27, 158].

Đời sống kinh tế ổn định, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tạo điều kiện cho đội ngũ thanh niên nhất là thanh niên nơng thơn có điều kiện tham gia học văn hoá và khoa học kỹ thuật. Nhờ đó, nhiều hủ tục tồn tại lâu đời trong nhân dân đã đƣợc đẩy lùi, nạn tảo hôn và các hình thức cƣới xin, ma chay lạc hậu đã giảm bớt.

Song, từ việc nơn nóng muốn cải tạo xã hội, đƣa nơng dân đi vào làm ăn tập thể bằng cách thực hiện xây dựng ồ ạt một cách nhanh chóng các HTX với quy mô và mức độ lớn dẫn đến hàng loạt các sai lầm tiếp theo trong quá trình thực hiện. Những sai lầm này đã bộc lộ ngay từ thời kì đầu xây dựng HTX (1958-1960), nhƣng thay vì phải điều chỉnh cho phù hợp thì lại tiếp tục đem áp dụng vào HTX bậc cao. Do đó, tuy phong trào HTX phát triển nhanh, nhƣng không vững chắc; hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các HTX khơng cao; diện tích gieo, trồng tăng nhƣng năng suất khơng tăng, thâm chí ở huyện Võ Nhai còn giảm, năng suất lúa giảm từ 19,78tạ/ha năm 1960 xuống còn 14,69 tạ/ha năm 1965. Tổng sản lƣợng lƣơng thực tăng chậm và rất bấp bênh, trong khi dân số tăng nhanh, chỉ tiêu đóng góp lƣơng thực cho Nhà nƣớc mỗi

năm một lớn, dẫn đến bình qn lƣơng thực tính theo đầu ngƣời trong các HTX giảm, thu nhập của các hộ xã viên thấp hơn thu nhập của các hộ làm ăn riêng lẻ, xã viên không thiết tha với HTX muốn trở lại con đƣờng làm ăn cá thể. Số xã viên làm đơn xin ra, hoặc tự bỏ HTX ra làm ăn cá thể ngày càng nhiều, làm cho HTX tan vỡ từng mảng. Nhìn sâu vào thực chất, phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp ở Thái Ngun vẫn tiếp tục bộc lộ những khuyết tật chủ yếu là: Vi phạm nguyên tắc tự nguyện; công tác quản lí cịn nhiều mặt yếu kém; chƣa chú trọng bồi dƣỡng trình độ giác ngộ XHCN của xã viên…, đã dẫn đến tình trạng số HTX kém nát cịn nhiều; số xã viên xin ra khỏi HTX ngày càng đông. Theo báo cáo của Ủy ban hành chính tỉnh Thái Nguyên, năm 1960 chỉ tính đến tháng 4, đã có 135 hộ xin ra khỏi HTX [29]. Bƣớc sang năm 1961, xuất hiện tình trạng về hình thức cịn HTX nhƣng thực chất xã viên đã cấy và thu hoạch vụ chiêm riêng, thậm chí có HTX đã bị tan vỡ nhƣ HTX Tân Quy (Đại Từ). Trong phần lớn các hộ xin ra khỏi HTX, đáng chú ý là những nơi bị vỡ xã viên ra hàng mảng thƣờng là vùng dân tộc Sán Chí, Nùng…và vùng tập trung đồng bào thiên chúa giáo. Tỉ lệ hộ nông dân trong các HTX giảm dần: năm 1960 là 87,3%; năm 1962 là 77,7%; sang năm 1963 còn 70,4% [17]. Về cơ bản, HTX ln ở trong tình trạng xây dựng, củng cố, hợp rồi lại tan rã, đây cũng là tình trạng chung của cả miền Bắc lúc bấy giờ.

Trƣớc tình hình phong trào hợp tác hố và sản xuất nông nghiệp phát triển không đều, Trung ƣơng và Bộ Chính trị đã liên tục đề ra nhiều chủ trƣơng, tiến hành nhiều cuộc vận động lớn. Nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, tăng cƣờng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thơn. Giai đoạn 1961- 1965 có hai cuộc vận động lớn đó là:

+ Cuộc vận động xây dựng HTX theo tiêu chuẩn 4 tốt: “Đoàn kết tốt: sản xuất tốt: tăng thu nhập xã viên, tích luỹ xây dựng HTX tốt: làm tốt nghĩa vụ với Nhà nƣớc”.

+ Cuộc vận động cải tiến quản lí, cải tiến kĩ thuật trong các HTX và tăng đầu tƣ cho HTX.

Thực hiện các nghị quyết của Trung ƣơng, Thái Nguyên cũng đƣa ra nhiều hình thức củng cố các HTX.

Việc đầu tiên là, tiến hành sinh hoạt chính trị, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong cán bộ đảng viên và bà con xã viên ý thức giác ngộ XHCN, nhận rõ hai con đƣờng, nhận rõ cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” trên con đƣợc cách mạng XHCN.

Tháng 5 năm 1962, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên giao cho Ban Công tác nông thôn, Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức và các ngành có liên quan trực tiếp đến nơng nghiệp, tổ chức chỉ đạo huyện Đồng Hỷ làm thí điểm cuộc vận động cải tiến quản lí HTX nơng nghiệp ở hai xã. Mỗi huyện cũng chỉ đạo một HTX làm thí điểm để rút kinh nghiệm.

Từ năm 1963 đến năm 1965, cuộc vận động này đƣợc mở rộng khắp các nơi trong tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh đã đƣa hàng trăm cán bộ về tăng cƣờng cho xã và HTX để tiến hành cuộc vận động. Ở các HTX, các xã viên đã sôi nổi bàn định phƣơng hƣớng kế hoạch biện pháp làm ăn tập thể, cải tiến kĩ thuật với ý chí chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, với quyết tâm xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Kết quả là, qua cuộc vận động cải tiến quản lí và cải tiến kĩ thuật, đã tạo nên một bƣớc chuyển biến mới trong nông thôn. Hàng trăm HTX yếu kém đƣợc củng cố. Hàng trăm HTX bậc thấp chuyển lên HTX bậc cao. Năm 1962, cả tỉnh có 225 HTX bậc cao thì năm 1963 có 238 HTX bậc cao, năm 1964 có 387 bậc cao HTX. Ý thức làm chủ của xã viên đƣợc nâng lên. Các mặt tổ chức sản xuất, đạt kế hoạch đề ra, quản lí lao động, quản lí tài vụ dần dần đi vào nền nếp. Cơ sở vật chất và kĩ thuật đƣợc xây dựng từng bƣớc. Nguyên tắc phân phối theo lao động đƣợc áp dụng rộng rãi và đúng đắn hơn. Các biện

pháp kĩ thuật đƣợc thực hiện một cách tích cực và sáng tạo. Nhiều hồ chứa nƣớc và cơng trình thuỷ nơng nhỏ mọc lên khắp nơi. Việc chế biến và sử dụng phân bón tổng hợp việc dùng lân và vôi để cải tạo đất, trồng lạc ở vùng đất bạc mầu, cấy thẳng hàng, dùng cào cỏ cải tiến, dùng các nông cụ cải tiến khác đƣợc phổ biến rộng. Những điều kiện đó đã phục vụ cho việc thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp về cơ bản đã đƣợc cải thiện.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao vẫn cịn số hộ nơng dân cá thể khơng muốn vào HTX hay HTX ln trong tình trạng xây dựng rồi lại vỡ. Nhìn từ thực tiễn của phong trào cho thấy, sự hình thành và phát triển của phong trào hợp tác hóa - tập thể hóa nơng nghiệp chủ yếu xuất phát từ tiền đề chính trị, chứ chƣa phải tiền đề kinh tế. Từ nhận định của Trung ƣơng Đảng (khóa II), tháng 4 năm 1959 là: Còn chế độ sở hữu tƣ nhân về TLSX và lối làm ăn riêng lẻ thì cịn cơ sở vật chất và điều kiện cho khuynh hƣớng tƣ bản chủ nghĩa phát triển. Bởi vậy, cần tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp để kịp thời ngăn chặn con đƣờng tƣ bản ở nơng thơn, góp phần củng cố cơng nơng liên minh.

Từ nhận thức trên, với quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng HTX của Đảng trên địa bàn tỉnh, thay vì vào HTX là tự ngun, phải để

cho nơng dân lao động suy nghĩ trên luống cày của mình, thì lại vì nơn nóng,

vì thúc ép của trên nên cuộc vận động nơng dân vào HTX rơi vào tình trạng bắt buộc, thiếu dân chủ một cách tinh vi nhƣ: Bố mẹ không phải là xã viên mà là nông dân cá thể, ngồi HTX thì gặp khá nhiều rắc rối. Có nơi khơng cấp giấy chứng nhận để nông dân tự do làm một việc gì đó hợp pháp theo ý muốn. Có nơi cịn khơng cho con hộ cá thể vào đại học, khơng đƣợc vào đồn thanh niên, vào Đảng...

Hạn chế và sai lầm chung của Thái Nguyên cũng nhƣ của cả miền Bắc thời kì này là, nóng vội đẩy nhanh tốc độ hợp tác hóa, vội vã mở rộng quy

mơ, nâng cao trình độ HTX nhƣng lại khơng tính đến điều kiện thực tiễn của địa phƣơng mình nhƣ: Tuy đội ngũ lãnh đạo các cấp nói chung, của cán bộ, đảng viên trong các HTX nói riêng nhiệt tình hăng hái, hết lịng vì sự nghiệp cách mạng, vì phong trào HTX, nhƣng do trình độ văn hóa thấp nên khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và kiến thức quản l‎í rất hạn chế. Đến năm 1965, chỉ tính riêng đảng viên trong tồn tỉnh vẫn có tới 90 ngƣời mù chữ, 33 ngƣời mới biết đọc, biết viết; số đảng viên trình độ văn hóa cấp I là 9736 ngƣời; cấp II là 3.492 ngƣời và cấp III là 478 ngƣời, trong đó chỉ có 33 ngƣời ở trình độ đại học [58].

Phần lớn các HTX đều lúng túng trong việc xác định phƣơng hƣớng sản xuất, quản lí kinh tế mà trọng tâm là quản lí các mặt sản xuất, tài vụ và phân phối sản phẩm, để xảy ra nhiều tiêu cực và lãng phí khác.

Mặt khác, mặt bằng dân trí thấp, tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, xã viên không cao; trong các HTX xã viên không đƣợc hƣởng quyền lợi trực tiếp do sức lao động của mình làm ra, mà đƣợc phân phối qua hệ thống công điểm, trong khi đó việc quản l‎í cơng điểm lại hết sức lỏng lẻo, hiện tƣợng

“Dong cơng, phóng điểm” xẩy ra tràn lan, dẫn tới tình trạng làm ẩu, làm rối,

làm cốt sao cho đƣợc nhiều công điểm mà không cần quan tâm tới hiệu quả kinh tế; việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào đồng ruộng ở nhiều HTX có tính chất nửa vời; khẩu hiệu: “Cày sâu, bừa kĩ”, “Làm cỏ sục bùn”, không đƣợc xã viên thực hiện; hiện tƣợng “Cầy rạch, bừa chùi”, “Làm cỏ sục bùn” chỉ nhƣ lau gốc lúa xảy ra phổ biến…, nên năng suất lúa và sản lƣợng lƣơng thực thấp giá trị ngày cơng khơng cao dẫn đến tình trạng một số cán bộ, đảng viên bi quan, dao động tìm cách làm thêm bên ngồi, xã viên bỏ HTX làm ăn riêng lẻ. Thái Nguyên là vùng vừa trung du vừa miền núi, nơng nghiệp miền núi cịn mang nặng yếu tố tự nhiên của một nền sản xuất tự sản, tự tiêu. Sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là làm nƣơng rẫy, kết hợp với làm lúa nƣớc ở

các thung lũng nhỏ hẹp; quan hệ sản xuất, trao đổi cịn thơ sơ, đơn giản. Tập quán sinh hoạt và canh tác dƣới hình thức du canh du cƣ còn tồn tại phổ biến trong vùng đồng bào Dao, H’mơng. Trình độ văn hóa cũng nhƣ trình độ giác ngộ cách thức làm ăn mới cịn thấp, do đó, nhận thức lí luận và tƣ tƣởng chỉ đạo ngày càng xa rời thực tiễn nông dân - nông thôn - nông nghiệp.

Để xây dựng và phát triển phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp, Đảng và Nhà nƣớc cùng với địa phƣơng rất quan tâm, đầu tƣ rất nhiều công sức, tiền của để tập trung hƣớng dẫn, chỉ đạo xây dựng, củng cố, phát triển HTX. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần chu kì: xây dựng - phát triển - yếu kém, củng cố phát triển rồi lại yếu kém các HTX đã báo hiệu sự bất ổn trong mơ hình tập thể hóa. Nhƣng ở thời kì này chƣa có sự lí giải thấu đáo bản chất vấn đề, do vậy các chủ trƣơng, biện pháp tích cực của Đảng và Nhà nƣớc cùng với Đảng bộ Thái Nguyên vẫn không đem lại kết quả nhƣ mong muốn, vẫn chƣa xây dựng đƣợc niềm tin vững chắc đối với nơng dân, nhìn chung sản xuất vẫn còn bấp bênh, tổ chức HTX vẫn chƣa thực sự vững chắc.

Một phần của tài liệu Đề tài: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pptx (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)