Một số loài thảo dược có tiềm năng trong việc điều trị

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tác dụng của một vài hợp chất tự nhiên chiết xuất từ thảo mộc điều trị bệnh phát sáng trên tôm sú (Trang 26 - 29)

dựa trên nguyên tắc bắt dính đặc hiệu của kháng nguyên và kháng thể. Phương pháp này có thể xác định nhanh V. harveyi từ mẫu tôm, mẫu nước và có thể xác định tất cả các dòng V. harveyi (Robertson và ctv, 1998).

2.3.4. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)

Hiện nay có thể dùng kỹ thuật khuếch đại DNA để chẩn đoán nhanh bệnh do Vibrio trong vài giờ mà không phải mất nhiều thời gian để phân lập vi khuẩn. Nguyên tắc của phương pháp này là phát hiện một đoạn DNA đặc hiệu cho V. harveyi (Ruiz và Smith, 2005) Tuy phương pháp này cho phép xác định nhanh tác nhân gây bệnh nhưng chi phí để thực hiện lại quá tốn kém và đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị cao.

2.4. Một số loài thảo dược có tiềm năng trong việc điều trị bệnh phát sáng trên tôm trên tôm

Ngày nay, việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh trong nuôi tôm đã kéo theo các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người. Theo xu thế phát triển nghề nuôi tôm trong tương lai, vấn đề chất lượng sạch của tôm nuôi ngày càng được quan tâm đến, kéo theo là việc người ta phải tìm ra các phương pháp mới để thay thế cho các loại hóa chất và kháng sinh trong việc điều trị bệnh cho tôm. Từ rất lâu, ông cha ta đã biết sử dụng nhiều loại thực vật thuộc các loài thảo dược trong thiên nhiên trong việc trị bệnh cho người và các loài vật nuôi. Đây được xem là một nguồn cung cấp dược liệu quý và phong phú cho nền y học của nhân loại. Nhận thấy được tiềm năng của các cây thảo dược, nhiều nhà khoa học đã tập trung vào nghiên cứu các hợp chất chiết suất từ thảo dược với hy vọng tìm ra các bài thuốc mới dùng trong việc điều trị bệnh cho tôm.

Thấy được tiềm năng thay thế cho các loại hóa chất và kháng sinh của thảo dược, nhiều công trình nghiên cứu bước đầu đã được tiến hành nhằm tìm ra các hợp chất thảo dược có khả năng ngăn chặn được bệnh phát sáng trên tôm do Vibrio.

Năm 2003, Wijayati bước đầu đã sàng lọc và kiểm tra hoạt tính diệt khuẩn của các dịch chiết bằng methanol từ một số loài cây thảo dược đối với 2 loài V.

paraheamotilicusV. harveyi bằng phương pháp kháng sinh đồ. Kết quả cho thấy các

dịch chiết bằng methanol của 3 loại thảo dược là cây sả (Cymbopogon citrates), cây Neem (Azadirachta Indica) và cây ổi (Psidium guajava) đều có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh kể trên. Nồng độ tối thiểu chống lại V. harveyi của các dịch chiết từ lá của cây sả, cây Neem và cây ổi là 128 ppm, 512 ppm và 2,048 ppm. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy cây sả, Neem và ổi có thể được sử dụng để điều trị bệnh phát sáng trên tôm.

Cũng trong năm này (2003), Sivaram và ctv đã tiến hành sàng lọc và đánh giá hiệu quả của một số dịch chiết bằng methanolic từ các loại thảo dược (như xuyên tâm liên (Andrographus panicullata), nhục đậu khấu (Myristica fragrans), hương nhu tía

(Ocimum sanctum), cà dại quả đỏ (Solanum surattense), bàng hôi (Terminalia bellirica),

sầu đâu (Azadirachta indica) và một số cây thảo dược khác) trong việc chống lại V.

harveyi. Và kết quả đã cho thấy các dịch chiết từ hương nhu tía và nhục đậu khấu cho

các vòng kháng khuẩn có thể so sánh với các chất kháng sinh thông dụng.

Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu, thảo dược trong tương lai có thể được xem là một trong những giải pháp hiệu quả và bền vững cho việc điều trị bệnh phát sáng trên tôm. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả ban đầu, để có thể đưa chúng vào sử dụng trong thực tế cần phải có những nghiên cứu khác kỹ hơn để đánh giá hiệu quả tác động của chúng trong thực tiễn sản xuất, cũng như nắm được cơ chế tác dụng và kiểm tra tính an toàn của chúng đối với tôm.

Sau đây là đặc điểm của vài loài thảo dược mà bước đầu đã được nghiên cứu và xác định là có khả năng điều trị bệnh phát sáng trên tôm:

Nhục đậu khấu còn gọi là nhục quả, muscade (Pháp), nutmeg (Anh). Tên khoa học

Myristica fragrans thuộc họ Myristicaceae.

Nhục đậu khấu thuộc loại cây to, cao 8-10m. Toàn thân nhẵn. Lá mọc so le, xanh tươi quanh năm. Màu hoa vàng trắng. Quả hạch, hình cầu hay quả lê, màu vàng, đường kính 5-8cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, trong chứa một hạt có vỏ dày cứng, bao bọc bởi một áo hạt bị rách màu hồng.

Nhục đậu khấu là loại cây ưa khí hậu nóng ẩm, được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới.

Trong cây có chứa một loại tinh dầu thơm, dễ bay hơi, trong đó Myristicin (C11H12O3) chiếm 4% thành phần hóa học của tinh dầu này. Về mặt cấu trúc hóa học, Myristicin giống tương tự 3 loại ether thơm khác là eugenol, isoeugenol và safrol. Hợp chất này được xem là một chất dược liệu quý trong y học

Trong y học nhân gian, cây nhục đậu khấu được dùng làm thuốc chống nôn mửa, điều hòa hoạt động của ruột, dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn, lao và sốt (Gotke và Maeshwari, 1990)

2.4.2. Cây Neem

Cây Neem có tên khoa học là Azadirachta Indica, thuộc họ Meliaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Do khả năng chịu hạn cực kỳ tốt nên nó thường được trồng ở một số quốc gia nằm cận xích đạo, như Senegal chẳng hạn.

Trong thành phần hóa học của tinh dầu thu từ hạt Neem có chứa các chất có hoạt tính kháng khuẩn kháng nấm như: Nimbin, Nimbolide, Azad irachtin và Mahmoodin.

Theo một số tài liệu khoa học, toàn thân cây Neem là nguồn dược liệu quý, cây càng già thì dược tính càng cao (tuổi thọ của Neem có thể đến 200 năm) có thể bào chế để chữa nhiều chứng bệnh như thủy đậu, tiểu đường, loét dạ dày, lao, phong (Ranajit và ctv, 2002)…

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tác dụng của một vài hợp chất tự nhiên chiết xuất từ thảo mộc điều trị bệnh phát sáng trên tôm sú (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w