Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa mẫu

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể ở khu vực Hồ Tây (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khảo sát các điều kiện đo phổ GF – AAS của Cd và Pb

3.2.3. Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa mẫu

Đây là giai đoạn quyết định cường độ vạch phổ, song nó lại bị ảnh hưởng bởi 2 giai đoạn trên. Giai đoạn này thường được thực hiện trong thời gian rất ngắn, thường từ 3 – 6 giây, nhưng tốc độ tăng nhiệt lại là rất lớn để đạt ngay tức khắc đến nhiệt độ nguyên tử hóa và thực hiện phép đo cường độ vạch phổ. Tốc độ tăng nhiệt thường là 1500 – 25000C / giây.

Để chọn được nhiệt độ nguyên tử hóa chúng tôi tiến hành khảo sát đối với dung dịch chuẩn As 5ppb, Pb 4ppb và Cd 1ppb trong HNO3 2% có nền Mg(NO3)2 0,01%. Kết quả thu được như trong bảng sau:

Bảng 11: Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa của As

Nhiệt độ nguyên tử hóa (T0C)

1800 1900 2000 2100 2200 2300

Abs – As 0,0221 0,0221 0,0223 0,0226 0,0224 0,0223 Ta thấy As có độ hấp thụ quang lớn nhất ở 2100 0C, vì vậy chúng tôi chọn nhiệt độ này là nhiệt độ để nguyên tử hóa As

Bảng 12: Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa của Cd

Nhiệt độ nguyên tử hóa (T0C)

1500 1600 1700 1800 1900 2000

Ta thấy Cd có độ hấp thụ quang lớn nhất ở 1700 0C nên chúng tôi chọn nhiệt độ 1700 0C là nhiệt độ nguyên tử hóa Cd.

Bảng 13: Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa của Pb

Nhiệt độ nguyên tử hóa (T0C)

1500 1600 1700 1800 1900 2000

Abs – Pb 0,0827 0,0849 0,0856 0,0861 0,0852 0,0836 Dựa vào sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nhiệt độ nguyên tử hóa ta thấy tại nhiệt độ 18000C thì độ hấp thụ quang của Pb là lớn nhất vì vậy tôi chọn nhiệt độ này là nhiệt độ để nguyên tử hóa Pb.

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể ở khu vực Hồ Tây (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w