Ảnh hưởng gián tiếp

Một phần của tài liệu tác động của chế phẩm sinh học lên môi trường nước (Trang 26 - 28)

NH3 và H2S là hai dạng khí độc hịa tan trong nước. Tỉ lệ giữa dạng khí (độc nhiều) và dang ion (độc ít) bị ảnh hưởng bởi độ pH. Khi pH cao, NH3 dạng khí nhiều và H2S dạng khí ít. Khi pH thấp thì H2S dạng khí nhiều và NH3 dạng khí sẽ ít.

Nước lợ cĩ hệ thống đệm điều chỉnh pH nên pH ít khi giảm dưới 6,5 hay tăng hơn 9,5. Sự ảnh hưởng bất lợi của pH lên tơm, cá nước lợ nhờ vậy thường khơng phổ biến, ngoại trừ những vùng đất bị nhiễm phèn.

2.3.2.3 Ảnh hưởng của CO2 và độ cứng

CO2 trong nước cao sẽ làm cho động vật thủy sản mê và cĩ thể gây chết. Thường ít khi lượng CO2 đủ để gây chết tơm nhưng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hơ hấp của chúng.

Hàm lượng CO2 thích hợp nhất đối với các loại tơm, cá nuơi là < 6mg/L. Tuy nhiên tơm cũng cĩ thể sống trong nước cĩ hàm lượng CO2 = 60mg/L nếu oxy được cung cấp đầy đủ. Cá cĩ thể chịu đựng được lượng CO2 = 10mg/L với điều kiện lượng oxy cung cấp phải cao. Đối với những ao nuơi thâm canh, nước trong ao phải bảo đảm ở khoảng 0mg/L vào buổi trưa cho tới 5 – 10mg/L vào ban đêm.

Trong nước cĩ lượng CO2 cao thì khí CO2 trong cơ thể cá khĩ thải ra ngồi, dẫn đến lượng CO2 trong máu tăng cao ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sinh lý, làm

cá biếng ăn và chậm lớn. Nếu áp suất riêng phần của CO2 thấp hơn trong máu thì H-

2CO3 sẽ phân ly thành nước và CO2 (thải ra khỏi cơ thể dễ dàng) và ngược lại.

Độ cứng Calei cĩ ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật. Calei là chất chủ yếu hình thành nên bộ xương của cá, cần thiết cho việc tạo vỏ và quá trình lột xác của tơm. Ion Ca2+ giúp giảm độ độc của ion H+, Ammonia và các ion kim loại. Nếu độ cứng của Calei quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của tơm.

2.3.2.4 Ảnh hưởng của độ mặn

Mỗi lồi động vật thuỷ sản đều cĩ khoảng độ mặn thích hợp để sinh trưởng, sinh sản. Độ mặn là nguyên nhân di cư của một số lồi tơm, cá.

Độ mặn tối ưu cho một số lồi: Cá măng 15 – 32 ppt Cua biển 23 – 32 ppt

Tơm 18 – 25 ppt

Cá chẽm 26 – 32 ppt Cá rơ phi 15 – 32 ppt

Tơm sú (Penaeus monodony) 10 – 30 0/00

2.3.2.5 Ảnh hưởng của Ammonia và Nitrite a Ảnh hưởng của Ammonia a Ảnh hưởng của Ammonia

Tuỳ vào điều kiện mơi trường, điều kiện sinh lý của từng cá thể, từng loại động vật thuỷ sản mà hàm lượng Ammonia gây ảnh hưởng khác nhau.

Khi hàm lượng Ammonia cao nhưng chưa tới ngưỡng gây chết cho động vật thủy sản, chúng sẽ ảnh hưởng khác nhau:

• Gia tăng tính mẫn cảm của động vật thủy sản đối với điều kiện khơng thuận lợi của mơi trường.

• Ức chế sự sinh trưởng. • Giảm khả năng sinh sản.

• Giảm khả năng đề kháng với bệnh tật.

Hàm lượng Ammonia quá thấp cũng khơng tốt đối với thực vật thủy sinh. Nồng độ khí Ammonia (N – NH3) thích hợp cho các ao nuơi tơm, cá ở mức giới hạn < 0,1 ppm. Nồng độ này sẽ trở nên độc hại khi pH thấp và nhiệt độ cao.

NH3 trong mơi trường nước gia tăng sẽ cản trở sự bài tiết NH3 từ cơ thể tơm, cá ra ngồi, dẫn đến lượng NH3 và pH trong máu gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến

phản ứng xúc tác enzyme và tính ổn định của màng tế bào. Ammonia làm tăng lượng tiêu thụ oxy của các mơ, làm hư mang, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.

Nồng độ gây chết của NH3 đối với các lồi thủy sinh vật dao động trong khoảng 0,4 – 2mg/L N – NH3. Nồng độ tổng số N – NH3 trong ao ít vượt quá 2 – 3mg/L do đĩ ảnh hưởng của NH3 lên tơm thường làm giảm tăng trưởng, ít khi gây chết. Nồng độ NH3 thường cao trong những ao cho ăn nhiều.

Một phần của tài liệu tác động của chế phẩm sinh học lên môi trường nước (Trang 26 - 28)

w