Về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đội ngũ công nhân Thái Nguyên

Một phần của tài liệu 252735 (Trang 57 - 59)

- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh

2.1.2.4. Về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đội ngũ công nhân Thái Nguyên

nhân Thái Nguyên

- Về đời sống vật chất: Qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống công nhân lao động ở tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều thay đổi. Nếu so sánh với mặt bằng chung của cả nước là còn thấp nhưng nhìn chung cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu cần thiết của công nhân. Theo thống kê về lao động việc làm của Liên đoàn lao động tỉnh năm 2004 trên 92 doanh nghiệp chủ yếu đóng trên địa bàn với 50 doanh nghiệp địa phương và 42 doanh nghiệp Trung ương thì thu nhập bình quân của công nhân lao động là 1.325.160 đồng/người/tháng. Trong đó đơn vị có mức lương cao nhất là Công ty gang thép Thái Nguyên là 2.297.000 đồng/ người/ tháng; Công ty cơ điện và vật liệu nổ 31 là 2.700.000 đồng/người/ tháng. Thấp nhất là công nhân thuộc Lâm trường Phú Lương chỉ đạt 290.000 đồng/người/tháng. Nếu so với 1998 thì đời sống vật chất hiện nay của công nhân lao động tăng lên đáng kể. Năm 1998 chủ yếu thu nhập

trên 300.000 đồng/người/tháng (62,8%), dưới 300.000 đồng còn tới 32,21% [4, tr.5].

Hiện nay, mức thu nhập trung bình của công nhân Thái Nguyên (từ 500.000 đến 1.000.0000 đồng/người/tháng) chiếm khoảng 38,72%, mức thu nhập trên 1.000.000 đồng/người/tháng chiếm khoảng 27,9%; mức trên 1.500.000 đồng/người/tháng chiếm 12,4%, mức dưới 500.000 đồng giảm đáng kể hiện tại chỉ còn khoảng 8,98% trong đó mức 300.000 chỉ còn khoảng 3,11% [9, tr.25].

Về mức sống, đa số hộ gia đình có mức sống trung bình khoảng 78,2%, mức sống nghèo, khó khăn: 11,8%, mức sống khá khoảng 2,1%. Như vậy, nhìn chung đời sống hộ gia đình công nhân Thái Nguyên đa số chỉ mới ở mức trung bình, mức sống cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Số hộ nghèo vẫn còn cao so mặt bằng chung của tỉnh (6,06%). Do vậy, cũng cần phải có chính sách nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình của đội ngũ công nhân, bởi có như vậy công nhân mới có thể yên tâm sản xuất, phát huy năng lực sáng tạo làm lợi cho doanh nghiệp và sự phát triển nói chung. Một điểm đáng ghi nhận là mặc dù trong thời gian dài các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn làm ăn thua lỗ, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn song do sự cố gắng vượt bậc, các doanh nghiệp này bước đầu làm ăn có hiệu quả, thu nhập của đội ngũ công nhân được nâng lên. Hiện tại thu nhập cao chủ yếu rơi vào công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước 29,1%; doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ đạt 22,8%. Mức sống trung bình và khá của các hộ gia đình trong khu vực kinh tế nhà nước cũng cao hơn ngoài nhà nước (nhà nước là 82,6%, ngoài nhà nước là 72,3%) ]9, tr.34]. Tuy nhiên, thu nhập của đội ngũ công nhân Thái Nguyên còn thấp so với đội ngũ công nhân ở một số tỉnh có công nghiệp phát triển mạnh như Bình Dương, Đồng Nai..., thậm chí còn thấp hơn so với thu nhập bình quân của giai cấp công nhân Việt Nam (1.900.000 đồng/người/tháng). Vì vậy, vấn đề thu nhập và mức sống của đội ngũ công nhân Thái Nguyên vẫn rất cần có sự điều tiết về tiền lương và các

chính sách khác nhằm nâng thu nhập và mức sống người lao động lên một bước. Có như vậy mới tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển.

- Về đời sống tinh thần: Cùng với quá trình nâng dần đời sống vật chất

Một phần của tài liệu 252735 (Trang 57 - 59)