Đội ngũ công nhân Thái Nguyên phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, trở thành đầu

Một phần của tài liệu 252735 (Trang 36 - 37)

gắn liền với sự ra đời khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, trở thành đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam đầu những năm 60 thế kỷ XX.

Hòa bình lập lại, cùng với nhân dân trong tỉnh, đội ngũ công nhân Thái Nguyên bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho CNXH ở Việt Nam. Với lợi thế sẵn có, Thái Nguyên tiếp tục được Trung ương đầu tư xây dựng trở thành một trong những thành phố công nghiệp trọng điểm của khu vực Bắc Bộ. Cùng với các khu công nghiệp ở Việt Trì, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh... Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên chính thức được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX (1963) và trở thành con chim đầu của ngành luyện kim Việt Nam. Hơn thế nữa, Đảng và Nhà nước ta cũng đầu tư xây dựng tại Thái Nguyên nhiều cơ sở quốc phòng quan trọng bao gồm hệ thống các nhà máy (Z) chuyên sản xuất vũ khí, máy móc, chuyên dụng cho quân đội cùng với hàng loạt nhà máy, hầm mỏ, cơ sở tuyển quặng, than đã có từ trước với rất nhiều nhà máy cơ khí, vật liệu nổ, chế biến nông lâm sản mới vừa được xây dựng, Thái Nguyên thực sự trở thành một trong những khu công nghiệp nổi tiếng khu vực Đông Bắc. Điều đó cũng là

cơ sở cho đội ngũ công nhân Thái Nguyên càng có điều kiện phát triển mạnh. Trong giai đoạn 1965-1975, đội ngũ công nhân cùng với nhân dân trong tỉnh trực tiếp phục vụ chiến đấu và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giữ vững và phát triển sản xuất, chi viện cho miền Nam thân yêu đến ngày thắng lợi, thống nhất Tổ quốc. Tiếp theo đó, đội ngũ công nhân Thái Nguyên cùng với cả nước ngoài đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế sau chiến tranh lại tiếp tục chi viện các tỉnh biên giới phía Bắc chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Sự khủng hoảng kinh tế kéo dài do duy trì quá lâu cơ chế quản lý quan liêu bao cấp khiến cho đời sống đội ngũ công nhân Thái Nguyên rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, hàng loạt xí nghiệp trì trệ, nợ nần do thiếu vốn sản xuất, thiếu nguyên liệu và dây chuyền lạc hậu, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh. Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quan tâm đầu tư đúng mức cũng như định hướng phát triển lâu dài của sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh, đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã có bước phát triển đáng kể để thích nghi dần cơ chế mới bước đầu khẳng định lại vị trí, vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu 252735 (Trang 36 - 37)