HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 2001 – 2010 1 Dự báo dân số và số người trong độ tuổi lao động trời kỳ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 45 - 47)

1. Dự báo dân số và số người trong độ tuổi lao động trời kỳ 2001 2010

Dân số Việt Nam vào năm 2000 là 77,8 triệu người, năm 2005 là 83,07 triệu người và năm 2010 là 88,28 triệu ngươi. Số người dưới độ tuổi lao động giảm từ 25,7 triệu người năm 2000 xuống còn 24,29 triệu người năm 2005 và 23,27 triệu người năm 2010, tỷ trọng trong dân số giảm từ 33,1% năm 2000 xuống còn 26,3% năm 2010.

Số người trong độ tuổi lao động tăng từ 45,17 triệu người năm 2000 lên 51,58 triệu người năm 2005 và gần 57,1 triệu người năm 2010. Tỷ trọng trong dân số đã tăng 58% năm 2000 lên 64,6% năm 2010.

Số người già trên (tuổi lao động) cũng tăng từ 6,9 triệu người năm 2000 lên 7,9 triệu người năm 2010, tỷ trọng dân số tăng 8,86% lên 8,97% năm 2010.

Như vậy, nếu tính từ năm 1970 đến trước năm 2000 dân số nước ta có quá trình trẻ hoá chiếm ưu thế, thì đầu những năm 2000 có hiện tượng ngừng trẻ hoávà khoảng 2010 trở đi thì quá trình già hoá sẽ chiếm vị trí chi phối trong sự biến đổi cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam. Đâu là hiện tượng biến đổi quan trọng cần được nắm vững và phải có những chính sách mới để xử lý vấn đề dân số già hoá.

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh trong thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2005 sau đó mức gia tăng giảm dần. Số lao động trẻ (từ 15 đến 29 tuổi) sẽ giảm từ 48,53% trong dân số độ tuổi lao động năm 2000 xuống còn 45,87% năm 2010.

Về giới tính: tỷ lệ giới tính trong dân số tăng dần từ 96,1 nam trên 100 nữ năm 2000 lên 97,1 nam trên 100 nữ năm 2010, tỷ lệ này cho phép chúng ta yên tâm về sự cân bằng giới trong dân số.

2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm trong thời kỳ 2001-2010 kỳ 2001-2010

Định hướng cơ cấu lao động tạo việc làm thời kỳ 2001-2010 được xác định trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005 đã được đại hội IX của Đảng thông qua là;

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 nhằm: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50%.

Về mục tiêu cụ thể năm 2010: Năng cao đáng kể chỉ tiêu phát triển con người của nước ta. Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn khoảng 1,1%. Xoá hộ đói, giảm hộ nghèo. Giải quyết việc làm cho cả thành thị và nông thôn, thất nhiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn 80-85%; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%.

Mục tiêu cụ thể về chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm trong 5 năm 2001-2005 là: Trong 5 năm tới, tập trung tạo việc làm và ổn điịnh việc làm cho khoảng 7,5 triệu người/năm; phấn đấu đến năm 2005 giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn khoảng 5,4% và nâng quỹ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80%.

Chuyển dich cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng từ 16% năm 2000 lên 20-21% năm 2005, lao động trong các ngành dịch vụ từ 21% lên 22-23%. Giảm lao động nông, lâm, ngư nghiệp cả về số tuyệt đối và tỷ trọng từ 63% xuống còn 56-57%. Tăng nhanh lao động có kỹ thuật từ 20% năm 2000lên 30% vào năm 2005.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w