VÀI NÉT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ 1991-

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 36 - 41)

THỜI KỲ 1991-2000

Thời gian qua, dưới tác động của các chính sách kinh tế mới, tính năng động của lực lượng lao động bắt đầu có những bản sắc mới thể hiện qua các hình thức chuyển dich cơ cấu trong thị trường lao động dưới đây.

1. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế.

Đã xuất hiện dòng di chuyển lao động từ khu vực kinh tế nhà nước sang các khu vực kinh tế khác. Cùng với việc thực hiện các Quyết định 176/HĐBT, 315/HĐBT của nhà nước về sắp xếp lại lao động, giảm biên chế trong khu vực nhà nước, có khoảng 1 triệu người đã được chuyển khỏi khu vực này dưới các hình thức như về hưu, thôi việc, hoặc chuyển sang các thành phần kinh tế khác. Theo liên giám thống kê dân số và việc làm 1996-2000 ta có:

Bảng 9: Số người hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo khu vực thành phần kinh tế Đơn vị: Người Năm/Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 33978024 34352226 34800561 35679558 36205432 Nhà nước 2912617 3094235 3532968 3605709 3643809 % 8,6% 9,0% 10,2% 10,1% 10,1% Ngoài nhà nước 31005407 31127687 31083392 31883750 32343273 % 91,3% 90,6% 89,3% 89,4% 89,3%

Có vốn đầu tư nước ngoài 130304 184201 190099 218350

% 0,0% 0,4% 0,5% 0,5% 0,6%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt nam 1996 - 2000

Ta thấy khu vực kinh tế nhà nước số lao động làm việc vẫn gia tăng không ngừng trong những năm qua. Cụ thể năm 1996 số lao động trong khu vực nhà nước chiếm 8,6%, đến năm 2000 đã tăng lên 10,1% dân số cả nước. Như vậy các chính sách của Nhà nước về giảm biên chế nhà nước vẫn chưa có hiệu lực.

Ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, bên cạnh các hình thức tổ chức sản xuất là hợp tác xã kiểu mới, hộ gia đình, tư nhân các thể, mấy năm gần đây đã

xuất hiện hình thức tổ chức sản xuất dịch vụ tự nguyện để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và nhân lực.

Năm 1996, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 91,3% nhưng đến năm 2000 tỷ lên này giảm xuống còn 83,3%. Tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm đại bộ phận và đang có xu hướng giảm, đây là một hiện tượng không tốt đối với nhà nước. Trái lại, việc giảm tỷ lệ lao động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhưng tỷ lệ lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng nhanh (năm 1996: 0% đến năm 2000: 0,6%). Như vậy sự phân bố lao động từ năm 1996 đến năm 2000 có xu hướng tốt.

Số người được thu hút vào hoạt động kinh tế ở nước ta tăng lên hàng năm khoảng trên 1 triệu người. Nhưng cơ cấu lao động phân bổ theo các khu vực kinh tế thay đổi rất chậm. Từ năm 1996 đến năm 2000, lao động nông - lâm - ngư nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu, giảm từ 68,96% xuống 62,61% tổng số lao đông tham gia hoạt động kinh tế. Lao động khu vực công nghiệp chiến tỷ lệ thấp nhất, đạt 10,88% năm 1996 và tăng lên 13,10% năm 2000. Lao động khu vực dịch vụ mặc dầu tăng liên tục nhưng với tốc độ rất chậm từ 20,16% năm 1996 lên 24,28% năm 2000.

Khu vực kinh tế có vốn liên doanh nước ngoài, do mức tiền công bình quân cao hơn một số khu vực khác, đã thu hút được một bộ phận lao động được đào tạo có tay nghề cao mức gia nhập thị trường hoặc từ các khu vực kinh tế khác chuyển sang.

2. Chuyển dịch lao động theo nghề.

Những năm 1990 vừa qua, cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành cũng biến đổi theo nhưng với tốc độ chậm hơn, không tạo được điều kiện thu hút thêm lao động. Đặc biệt là tỷ trong lao động khu vực công nghiệp xấy dựng hầu như không tăng, do đó chậm thúc đẩy quá trình chuyển lao động từ khu vực nông-lâm-ngư sang các ngành phi nông nghiệp khác.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặc dù đã hình thành rõ nhưng còn chậm, do đó chưa đủ mạnh để tác động tích cực tới chuyển dich cơ cấu lao động. Tốc độ tăng của GDP khu vực công nghiệp mặc dù khá cao nhưng khả năng tạo thêm việc làm mới nhằm thu hút thêm lao động không lớn. Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp năm 2000 là trên 13,1%/năm, nhưng tốc độ tăng lao động năm cao nhất 1995 mới chỉ là 2,7%. Điều đó cho thấy nếu tiếp tục duy trì hướng phát triển như trên thì khu vực công nghiệp không thể tạo đưọc thêm nhiều việc làm cho nguồn lao động đang có mức gia tăng lớn và những chuyển dịch tiến bộ trong cơ cấu lao động theo ngành. Đồng thời, tốc độ tăng lao động công nghiệp hàng năm chỉ tương đương với tốc độ tăng tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân nên tỷ trọng lao động công nghiệp hầu như không thay đổi. Trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp tăng 1,3 lần, song số lao động tăng có 1,1 lần. Đối với khu vực dịch vụ thì có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng GDP của khu vực dịch vụ từ 35,42% lên 39,09%, nhưng tỷ trong lao động của khu vực này hầu như không thay đổi. Với khu vực nông-lâm-ngư nghiệp thì tỷ trọng GDP giảm khá nhanh trong những năm 1991-2000, từ 40,79% vào năm 1991 xuống còn 24,3% vào năm 2000.

* Dịch chuyển lao động theo nghề.

Ở nông thôn cơ cấu sản xuất của các hộ thuần nông sang các hộ kiêm nghề nổi lên xu hướng là chuyển các hộ thuần nông sang các hộ kiêm nghề. Năm 1994 ước tính cả nước có khoảng 1,3 triệu hộ thuần nông, các nghề truyền thống ở cả nông thôn và thành thị bị mai một, sa sút trong thời gian bao cấp nay đang khôi phục lại. Đã xuất hiện nhiều làng nghề đồ mộc cao cấp, sơn mài ở Hà Bắc, chạm khảm đá quý ở Quảng Nam, Đà Nẵng, chạm bạc và làm các sản phẩm mỹ nghệ bằng bạc ở Đông Xâm Thái Bình. Năm 1998 tỉnh Hà Tây phát triển làng nghề thu hút khoảng 73.000 hộ với gần 150.000 lao động.

Tỷ lệ thời gian lao động trong nông nghiệp giảm đi, năm 1998 còn 71,13% so với 73,14 của năm 1997. Lao động trong nông nghiệp không được tận dụng một mặt do sức ép về tăng dân số ở nông thôn, mặt khác do chuyển

dich cơ cấu lao động từ nông nghiệp thuần tuý sang hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn cũng như sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ diễn ra rất chậm. Số lao động phi nông nghiệp năm 1998 chiếm 25,2% tăng 0,4% so với năm 1997, nhưng chỉ có 67% có việc làm thường xuyên, số còn lại thiếu hoặc không có việc làm.

Nói chung nét chuyển dịch nghề ở nông thôn chủ yếu là chuyển dịch về thười gian lao động được sử dụng cho các nghề, không phaỉ dịch chuyển người lao động cụ thể. Một dạng chuyển dịch khá phổ biến khác là chuyển dịch các nghề trong nội bộ nhóm nghề nông thôn theo hướng đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp.

3. Chuyển dich theo không gian.

Chuyển dịch lao động theo không gian hiện nay là khá đa dạng, không còn bị giới hạn bởi hình thức chuyển dịch dân cư - lao động đi xây dạng vùng kinh tế mới. Đã xuất hiện hình thức di dân tự do mà cường độ ngày càng lớn. Đặc biệt phải kể đến sự chuyển dịch dân cư - lao động vào các thành phồ lớn, các trung tâm kinh tế.

Có hai luồng di chuyển lao động chính: -Di chuyển nông thôn - nông thôn.

Thời gian vừa qua tình hình di dân và di chuyển lao động nông thôn diễn ra theo hướng là di chuyển ngay trong từng vùng và từ vùng này sang vùng khác, dưới hai hình thức có tổ chức và tự do. Hàng năm luồng di chuyển của ngư dân Bắc trung bộ đi làm thuê ngư nghiệp ở Nam trung bộ, di chuyển cơ cấu lao động nhóm nghề phi nông nghiệp đến các vùng miền núi phía bắc rất lớn.

-Di chuyển lao động nông thôn - thành thị.

Di dân nông thôn - thành thị một hiện tượng phổ biến đan diễn ra ở nước ta trong thười gian qua và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Phần lớn các trường hợp di chuyển là sự tự do vào các thành phố, khu công nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Sự hình thành dòng lao động khi chuyển từ nông thôn thành thị mang tính hai mặt: Nó làm tăng sức ép về nhân khẩu và việc làm vốn đã căng thẳng ở thành thị, nhưng nó cũng giải toả được những công việc lao động nặng nhọc mà người dân thành thị không muốn làm, hoặc làm với giá cao. Sự di chuyển lao động tự do giữa các vùng, ngành là điều kiện để hình thành thị trường sức lao động trong cả nước. Ví dụ tại TP Hồ Chí Minh thường xuyên có 70.000 và Hà Nội khoảng 20.000 lao động từ các tỉnh đến tìm việc làm (Nguồn tin từ Bộ Lao động thương binh & XH 1998 - Phạm Hồng Tiến, 2000)

4. Chuyển dịch chất lượng lao động.

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm 93%. Riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm khoảng 95,2% tổng lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên năm 2000. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam vào loại khá (năm 1999 xếp thứ 101/162 và năm 2001 xếp thứ 89/162 nước trên thế giới).

Năm 1996 so với 2000, số người thuộc lực lượng lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên cũng như số người tốt nghiệp phổ thông trung học ở thành thị và nông thôn đều tăng lên cả về tương đối và tuyệt đối. Nhưng tốc độ tăng và mức tuyệt đối tăng thêm ở thành thị đều vượt xa nông thôn, đặc biệt là số lao động hoat động kinh tế thường xuyên tốt nghiệp PTTH. Ở thành thị số lao động PTTH hoạt động kinh tế thường xuyên tăng thêm 1044238 người với tốc độ tăng thêm 6,3%, trong khi ở nông thôn các chỉ số này chỉ là 771151 người với 2,3%.

Theo số liệu ta thấy năm 1996, số người có trình độ tốt nghiệp PTCS trở lên chiếm 46% lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên (thành thị 61%, nông thôn 42%), số người tốt nghiệp PTTH chiếm 13, 8% lực lượng lao động (thành thị 31,8%, nông thôn 9,2%). Năm 2000 thì trình độ của người lao động đã được nâng cao rõ rệt các số người có trình độ tốt nghiệp PTCS trở lên chiếm 50,2% lực lượng lao động (thành thị: 65,5% và nông thôn: 45,8%), số người tốt nghiệp PTTH chiếm 17,2% (thành thị: 38% và nông thôn: 11,2%). Đây là một thế mạnh của lực lượng lao động nếu biết đầu tư và khai

thác tốt sẽ là tiềm năng to lớn để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Số lượng có trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên trên cả nước đã tăng, năm 1996 có 4331723 người chiếm 12,31%, nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 5974254 người chiếm 15,46%. Trong đó số có trình độ cao (từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên) tăng từ 2989250 người chiếm 8,5% vào năm 1996 lên 4514699 người chiếm 11,65% vao năm 2000. Ở khu vực thành thị, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng nhanh và cao hơn hẳn ở nông thôn. Năm 1996 số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2261671người chiếm 31,6% nhưng năm 2000 là: 3211912 người chiếm 36,8%, với con số này ở nông thôn thì: năm 1996: 2070052 người, chiếm 7,39%; năm 2000 là: 2762342 người chiếm 9,23%

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên, bình quân hàng năm lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trung bình tăng thêm khoảng 0,8%. Đến năm 2000 số lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 13,11% lực lượng lao động. Nhìn chung xu hướng chuyển dịch chất lượng lao động ở nước ta vẫn còn chậm và chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w