MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

ĐỘNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA.

1. Những mặt đã làm được về chuyển dịch cơ cấu lao động

a. Nhà nước đã kịp thời ban hành các cơ chế chính sách để xử lý lao động dư dôi trong khu vực nhà nước do chuyển đổi cơ chế.

Nhờ các chính sách của nhà nước ra đời kịp thời về sắp xếp số lao động và giải quyết việc làm mà chỉ trong vòng 2-3 năm, từ năm 1989 đến năm 1992 chúng ta đã cơ bản xử lý xong khoảng 80 vạn lao động dôi dư trong khu vực nhà nước trong đó, khu vực sản xuất kinh doanh khoảng 70 vạn. Các kết quả về sắp xếp lao động ở trên đã tạo điều kiện quan trọng cho các doanh nghiệp đi vào sản xuất và dần dần thích nghi được với cơ chế thị trường.

b. Nhà nước đã ban hành một số chính sách quan trọng về kinh tế, tài chính, có tác dụng khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm cho người lao động.

Trong 10 năm qua Đảng và Nhà nước đã có các chính sách lớn quan trọng có tác dụng khuyến khích chuyển dịch cớ cấu lao động và tạo việc làm như: chính sách giao đất giao rừng lâu dài cho hộ nông dân sử dụng coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ động, ban hành chế độ vay tín dụng ưu đãi cho nông dân và đầu tư làm các công trình thuỷ lợi lớn, hỗ trợ nông dân kiên cố hoá kênh mương, xây dựng đường giao thông nông thôn, hình thành các vùng cây công nghiệp lớn, làng nghề… Tất cả các chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới.

c. Nhà nước đã hình thành quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Trong cơ chế thị trường thì việc cung cầu lao động chủ yếu được thực hiện thông qua thị trường. Nhưng đối với những người có trình độ tay nghề thấp kém, sức khoẻ yếu và ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh không có thị trường lao động, hoặc thị trường lao động chưa phát triển thì không thể giải quyết việc làm bằng cơ chế thị trường mà phải bằng các chính sách xã hội để hỗ trợ cho người lao động tự tạo việc làm. Đây là thị trường thứ 2 về giải quyết việc làm trong cơ chế thị trường có tác dụng “quét” các đối tượng mà ở thị trường 1 không xử lý được. Chính sách giải quyết việc làm ở thị trường thứ 2 của nước ta từ năm 1992 đến nay là thành lập quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để cho vay các dự án nhỏ giải quyết việc làm cho 25-30% trong tổng số 1,5 triệu người có việc làm mới hàng năm.

d. Nhà nước đã hình thành được các điều kiện cơ bản về thị trường lao động

Quốc hội nhà nước Việt Nam đã ban hành Bộ luật lao động. Đã luật hoá mức lương tối thiểu, ban hành các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thành lập 144 trung tâm dịch vụ việc làm để làm cầu nối giữa cung lao động

và cầu lao động. Những điều kiện trên đây đã tạo cơ sở bước đầu để thị trường lao động. Tuy nhiên, đây mới chỉ là buổi sơ khai của thị trường lao động nước ta.

2. Những tồn tại chưa làm được để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động tạo thêm việc làm. động tạo thêm việc làm.

a. Cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư trong những năm qua chưa tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao động và tạo việc làm.

Do đầu tư cho ngành công nghiệp nặng sử dụng ít lao động như điện than, dầu khí, xi măng, thép trong giai đoạn 1991 – 1996 được tập trung đầu tư lớn, trong khi toàn ngành công nghiệp chỉ tăng đầu tư 1,88 lần. Trong khi đó, các ngành có dung lượng vốn đầu tư thấp nhưng sử dụng nhiều lao động như điện tử, dệt, may, da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm…chỉ tăng hơn 10% so với toàn ngành nên không tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao động và tạo việc làm.

Khu vực dịch vụ là khu vực có nhiều tiềm năng thu hút nhiều lao động, nhưng tỷ lệ lao động dịch vụ tính trên 10000 dân còn thấp, mới đạt 648/10000 dân bằng 1/3 của các nước trong khu vực.

b. Chưa tạo được một hệ thống cơ chế chính sách đủ mạnh để khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế phát triển sản xuất thu hút lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Tuy trong những năm qua, chúng ta đã ban hành nhiều chính sách, song vẫn còn thiếu sự đồng bộ và chưa đủ mạnh để tạo sự bứt phá về chuyển dịch cơ cấu lao động.

c. Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động.

Để chuyển dịch sang một ngành mới thì điều kiện trước tiên phải được đào tạo nghề và với 10 triệu lao động dư thừa trong nông thôn hiện nay cần phải được đào tạo nghề mới. Đó là chưa kể số mới tăng thêm hàng năm khoảng 70-80 vạn người. Song, trên thực tế việc đào tạo nghề chưa được mở rộng đến vùng nông thôn.

d. Chính sách quản lý hộ khẩu của chúng ta hiện nay cũng chưa tạo điều kiện thông thoáng cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Chúng ta đều biết, vấn đề di dân lao động từ những vùng có cuộc sống khó khăn, thiếu việc làm, đến các vùng có điều kiện sống tốt hơn, dễ tìm việc làm hơn luôn luôn diễn ra và là tất yếu khách quan vì đó là khát vọng của con người luôn luôn hướng về những điều tốt đẹp hơn, đồng thời cũng là nhu cầu của các khu công nghiệp, khu đô thị lớn cần tuyển lao động mới ở các vùng khác đến. Nhưng hiện nay ta chưa có chính sách hộ khẩu thông thoáng nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Trang 41 - 45)