Một số nghề khai thác cá chìn hở Phú Yên

Một phần của tài liệu điều tra nguồn lợi cá chình tại Phú Yên (Trang 40 - 46)

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nguồn Lợi Cá Chình Tự Nhiên của Tỉnh Phú Yên

4.1.3.1Một số nghề khai thác cá chìn hở Phú Yên

Cá chình sống ở vùng nước chảy, phần lớn đời sống ở vùng thượng nguồn nên việc khai thác phụ thuộc theo vùng và theo mùa. Sản lượng cá chình còn mang tính biến động do chúng di cư trong chu kỳ sinh sản. Tuy nhiên, do kinh nghiệm của ngư dân, họ đã sử dụng và tự chế những ngư cụ khai thác được nhiều cá chình. Tùy theo điều kiện dòng chảy, nền đáy, mà sử dụng các ngư cụ khai thác ở mỗi địa điểm khác nhau. Nhìn chung, các nghề khai thác chủ yếu như: lưới rùng, câu, rà điện, thả chà. Chúng tôi đã phỏng vấn 37 hộ khai thác ở 5 vùng nghiên cứu. Trong đó, ở sông Kỳ Lộ 10 hộ, sông Ba 8 hộ, sông Bàn Thạch 7 hộ, biển hồ Hảo Sơn 5 hộ, hồ thủy điện Sông Hinh 7 hộ.

Qua Bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy ngư cụ khai thác cá chình ở các thủy vực nội địa ở Phú Yên, có thể nói rằng hiện các nghề chủ lực như rà điện và thả chà rất phát triển ở các con sông. Tuy nhiên, nghề châm điện có tính hủy diệt môi trường vẫn còn

phát triển trên tất cả các thủy vực nước ngọt, đặc biệt là vùng An Thạch (sông Kỳ Lộ) và Hòa Thắng (sông Ba) (thể hiện ở Đồ thị 4.5).

Bảng 4.4 Số lượng, chủng loại ngư cụ được điều tra phân theo địa bàn tại các điểm thu mẫu năm 2004

STT Tên ngư cụ Đơn vị tính Thủy vực

Sông Kỳ Lộ Sông Ba Sông Bàn Thạch Hồ Hảo Sơn Hồ Sông Hinh Số lượng Số hộ Số lượng Số hộ Số lượng Số hộ Số lượng Số hộ Số lượng Số hộ

1 Lưới Vàng 7 7 0 0 5 5 0 0 4 4

2 Câu Lưỡi 270 6 150 3 60 3 50 2 30 1

3 Châm điện Cái 10 10 6 6 7 7 3 3 6 6

4 Bỏ Chà Bó 300 7 150 5 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng 4 loại 30 14 15 5 11

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2004 -3

0 50 100 150 200 250 300 350 K B T H S Thủy vực So á lo ại n gư c

ụ Lưới Câu Châm Điện Chà

Nhân dân địa phương dựa vào những loại ngư cụ có kết cấu với nền đáy hay không để phân thành nghề khai thác di động hay cố định. Chúng tôi mô tả một số ngư cụ phổ biến được ngư dân sử dụng để khai thác cá chình (Anguilla spp) trên các địa điểm nghiên cứu.

Đồ thị 4.5 Số lượng các loại ngư cụ phân theo địa bàn tại các điểm thu mẫu

Nghề lưới rùng

Hình 4.4 Ngư dân đang kéo lưới ở vùng An Thạch (sông Kỳ Lộ)

Nghề lưới rùng là một trong những nghề khai thác lưu động, được ngư dân sử dụng để khai thác cá chình (Anguilla spp).

Cấu tạo: một vàng lưới rùng gồm nhiều cheo lưới liên kết lại với nhau. Một cheo lưới là một tấm hình chữ nhật dệt bằng sợi chỉ 7-PE, kích thước mắt lưới tùy thuộc vào đối tượng khai thác, thường a = 15 - 30 mm. Cạnh trên của vàng lưới được

liên kết với 2 sợi thừng có độ chịu lực lớn, buộc nhiều phao; cạnh dưới được liên kết với 2 sợi thừng, buộc nhiều chì. Ở đầu trên giềng phao của mỗi cheo lưới có các khuyết dùng để liên kết các cheo lưới lại với nhau tạo thành vàng lưới hoàn chỉnh.

Nghề lưới rùng đánh bắt theo nguyên lý đóng. Lưới được thả rồi kéo lưới đi một đoạn, kéo lưới ngược hướng di chuyển của đối tượng đánh bắt. Nghề lưới rùng hoạt động khắp nơi trên các con sông. Lưới rùng thả ở tầng đáy vào các đêm lặng gió. Mùa vụ đánh bắt chủ yếu vào mùa hè. Đối tượng đánh bắt là tất cả các tôm cá trên sông, trong đó có cá chình.

Nghề câu

Lưỡi câu có kết cấu đặc biệt có thể móc vào miệng cá, lúc cá ăn mồi móc trên lưỡi câu. Theo chúng tôi điều tra được họ thường câu giăng là phổ biến; mồi câu thường dùng là giun đất, tôm, thịt bò... Do đặc tính sống của cá chình (Anguilla spp) thường ở các khe đá, hang hốc… nên nghề câu là một phương tiện đánh bắt cá chình thuận lợi.

Nghề rà điện

Hình 4.5 Ngư dân đang rà điện ở vùng Hòa Thắng (sông Ba)

Nghề rà điện có tiền thân là nghề soi đâm và nghề nơm. Khi ngành điện phát triển thì con người đã chế tạo ra các thiết bị điện có thể nâng điện áp từ 12 V lên 300 - 600 V bằng nguồn điện một chiều. Nguồn điện cao áp này khi đưa vào trong nước sẽ làm tê liệt các đối tượng thủy sản sinh sống trong vùng nước. Công cụ khai thác này được sử dụng ở các vùng nước ngọt nội đồng, các sông lạch, đầm phá nơi vùng nước có độ mặn thấp (< 2‰)… Phương tiện vận chuyển sử dụng cho nghề rà điện chủ yếu bằng thuyền chèo tay hoặc đi bộ và có thể hoạt động trong các ngỏ ngách hiểm hóc

mà các ngư cụ đánh bắt khác không thể hoạt động được. Vào ban đêm kết hợp với đèn măng sông, đèn pin tạo nguồn sáng để dẫn dụ cá tập trung để đánh bắt. Các thiết bị chính gồm: bình acqui có dung lượng 2 – 10 A, 1 bộ kích điện, lưới điện, hệ thống dây dẫn điện và vợt lấy cá.

Dòng điện một chiều 12 V từ bình acqui qua hệ thống kích điện, có điện áp tăng cao tới 300 – 600 V, dòng điện được truyền vào vùng nước cần đánh bắt. Các đối tượng nằm trong vùng tác dụng của dòng điện bị tê liệt và bị xúc lên bằng vợt cá.

Rà điện rất thích hợp với việc đánh bắt cá chình do da cá trơn, sống ở nước ngọt, nơi dòng nước chảy nên chỉ có nguồn điện làm chúng khó tẩu thoát. Hầu như, sản lượng khai thác được chủ yếu do nghề này.

Đại bộ phận ngư dân hành nghề điện là nông dân có đời sống kinh tế khó khăn, thu nhập thấp. Hầu hết, người dân đã nhận thức được tác hại của nghề châm điện đối với môi trường và nguồn lợi thủy sản thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng do lợi nhuận thu từ nghề khá cao nên họ vẫn lén lúc hoạt động và ngày càng hoạt động tinh vi hơn, nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề thả chà

Hình 4.6 Ngư dân đang giở Chà ở vùng Hòa Thắng (sông Ba)

Bó chà được làm từ những nhánh cây như: cành cây dúi, đủng đỉnh (có nơi gọi là cây đùng đình), chim chim. Từ những nhành cây này bó lại thành từng bó, rồi cho vào túi lưới đã may sẵn. Những bó chà này được thả những nơi có dòng nước chảy trên sông (tốc độ nước chảy vừa phải), miệng lưới thả xuôi theo dòng nước chảy, đuôi lưới có cắm một cọc để giữ bó chà lại. Do đặc điểm sinh học của cá chình thích ứng bơi ngược dòng nước, thích ẩn nấp ở những nơi ít ánh sáng, hang hốc cho nên khi cá ngược dòng nước lên sẽ chui vào trong bó chà để ăn tôm, tép, cá,…

Theo số liệu điều tra và khảo sát chúng tôi phỏng vấn một số ngư dân cho rằng khi đặt bó chà xuống nước thì khoảng 2 - 3 ngày sau cá sẽ vô được nhiều hơn ngày đầu. Theo kinh nghiệm của ngư dân cho rằng sau 2 - 3 ngày sau khi bỏ chà thì trong bó chà có mùi chua và nhớt nhiều do những lá cây tiết ra. Hơn nữa, nền đáy đặt bó chà là đáy cát, độ sâu mực nước khoảng 1,2 - 1,5 m. Những bó chà này đặt cách bờ sông 0,8 m, đặt gần những nơi có bụi cỏ. Mùa vụ đánh bắt chủ yếu vào mùa hè. Đối tượng đánh bắt là tôm, cá bống tượng nhưng chủ yếu là cá chình.

Một phần của tài liệu điều tra nguồn lợi cá chình tại Phú Yên (Trang 40 - 46)