Sản lượng khai thác các loài cá chình (Anguilla spp) theo thời gian và không gian ở các thủy vực nội địa tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu điều tra nguồn lợi cá chình tại Phú Yên (Trang 33 - 40)

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nguồn Lợi Cá Chình Tự Nhiên của Tỉnh Phú Yên

4.1.2Sản lượng khai thác các loài cá chình (Anguilla spp) theo thời gian và không gian ở các thủy vực nội địa tỉnh Phú Yên

Trong thời gian thu mẫu, điều tra và phỏng vấn ngư dân ở quanh vùng các con sông, chúng tôi đã xác định được 3 loài cá chình. Đó là cá chình hoa (A. marmorata), cá chình mun (A. bicolor), cá chình nhọn (A. malgumora). Ba loài này xuất hiện theo từng thời gian khác nhau.

Sự có mặt trong khai thác cá chình theo thời gian thể hiện qua Bảng 4.1 Bảng 4.1 Sự hiện diện cá chình trong sản lượng cá khai thác theo thời gian

Tên

khoa học Việt NamTên I II III IV V VI VII VIII IX X XI XIITháng xuất hiện (năm 2004)

A. marmorata Ca ùchình hoa + + + + - - - * * * * *

A. bicolor Cá chình mun - - - + + + +

A. malgumora Cá chình nhọn 0 0 - - - 0 0 0 - - - 0 Nguồn: Điều tra + tính toán tổng hợp Ghi chú: (0) : Không khai thác được (-) : Sản lượng rất ít

(+) : Sản lượng ít (*) : Sản lượng trung bình

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy cá chình hoa được khai thác liên tục trong năm, gặp nhiều vào mùa mưa – lũ (tháng IX – XII và đầu mùa khô tháng I – II). Cá chình mun khai thác hầu như tất cả các tháng trong năm nhưng số lượng rất ít. Trong

khi đó, cá chình nhọn được khai thác chỉ gặp vào các tháng III, IV, V, IX, X, XI nhưng số lượng còn ít hơn cá chình mun (có lẽ những tháng khác ngư dân khai thác không được). Ngư dân khai thác cá chình cả ngày lẫn đêm, sản lượng khai thác về ban đêm đạt nhiều hơn.

Dựa vào sản lượng khai thác theo từng tháng, chúng tôi phân chia thành 2 thời kỳ khai thác chính: thời kỳ mùa khô và thời kỳ mùa mưa.

 Thời kỳ mùa khô (từ tháng I đến tháng VIII)

Trong thời kỳ mùa khô, sự tác động của dòng chảy từ thượng nguồn về các con sông đặc biệt là sông Ba, sông Kỳ Lộ giảm đi. Ngược lại, tác động của chế độ nhật triều biển Đông chiếm ưu thế nên độ mặn vùng hạ lưu sông Ba, sông Kỳ Lộ, sông Bàn Thạch có xu hướng tăng dần. Đây cũng là thời kỳ các loài cá chình con bắt đầu di nhập vào hệ sinh thái này qua các cửa sông và bơi ngược dòng nước lên thượng nguồn của các sông này, nhất là sông lớn như sông Ba để sinh sống và trưởng thành về kích thước cá thể. Điều này thể hiện trong sản lượng khai thác chủ yếu là các loài cá có kích thước nhỏ, cá có kích thước lớn khai thác được rất ít, năng suất không cao. Cá chình lúc này chỉ có chiều dài 30 – 45 cm và trọng lượng tương ứng khoảng 0,2 - 0,4 kg (khai thác chủ yếu ở hồ Sông Hinh), thường khai thác được nhiều cá chình nhỏ cở 50 g (chủ yếu ở vùng hạ lưu của sông), đôi khi chúng tôi còn bắt gặp những con còn nhỏ hơn, con nhỏ nhất có chiều dài 5 cm và trọng lượng tương ứng 0,02 g (gặp ở sông Ba). Do đó, chúng tôi nhận thấy vào mùa khô có cá chình con di nhập vào sông để sinh sống.

 Thời kỳ mùa mưa (từ tháng IX đến tháng XII)

Thời kỳ này thường xảy ra lũ lụt ở Phú Yên. Cùng thời điểm này các con sông Phú Yên nhận được lượng nước lớn từ Tây Trường Sơn đổ về. Nên tốc độ dòng chảy khá lớn, môi trường nước sông mang tính nước ngọt điển hình. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đàn cá bố mẹ có thể di cư ra biển để sinh sản (một số con còn lưu lại ở hạ lưu các sông).

Hệ thống sông ở Phú Yên có điều kiện tự nhiên về thủy lý - thủy hóa rất thuận lợi cho sự di chuyển của các loài cá chình (Anguilla spp). Điều này đi đôi với sản lượng khai thác ở vùng hạ lưu các sông và đầm phá khá cao. Số lượng cá nhiều và kích thước cá lớn. Bình quân chiều dài cá khai thác vào mùa này ở đầm phá đạt tới 80 – 100 cm, ứng với trọng lượng từ 1,5 – 2 kg. Kết quả này đã phù hợp với các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đó cho rằng ở nước ta cá chình (Anguilla spp) phân bố rộng ở miền Trung, ở các hang hốc, sông suối miền Trung miền núi từ Bắc Trường Sơn trở vào như hệ thống sông Lam, sông Cả (Nguyễn Thái Tự, 1983) và Nam Trung Bộ (Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực, 1995). Ngoài ra, ở Bình Định và các

vùng lân cận như: Hoài Nhơn – Phú Mỹ (Bình Định) và Đức Phổ (Quảng Ngãi) đều gặp cá chình.

Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã phỏng vấn 37 hộ khai thác, 7 hộ thu mua cá chình ở 5 địa điểm sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn, hồ Sông Hinh; 16 hộ nuôi ở 2 địa điểm: hồ sông Hinh và sông Kỳ Lộ, xác định có 3 loài cá chình (Anguilla spp) với tổng sản lượng 9945 kg/năm. Sản lượng khai thác tự nhiên cá chình hoa (A. marmorata), cá chình mun (A. bicolor), cá chình nhọn (A. malgumora) ở Phú Yên có sự chênh lệch. Cá chình hoa 9699,3 kg (97,53%) chiếm gấp 40,93 lần so với cá chình mun 237,1 kg (2,38%), gấp 1165,83 lần so với cá chình nhọn 8,6 kg (0,09%) (Đồ thị 4.1).

Đồ thị 4.1 Tỷ lệ sản lượng của cá chình hoa (A. marmorata), cá chình mun (A. bicolor) và cá chình nhọn (A. malgumora) ở các thủy vực Phú Yên

Từ Đồ thị 4.1 cho thấy cá chình hoa luôn chiếm ưu thế. Điều này thể hiện rõ qua sản lượng khai thác cá chình (Anguilla spp) theo mùa ở các vùng trên hệ thống sông và đầm phá tỉnh Phú Yên (Bảng 4.1 và Bảng 4.2).

Từ số liệu về sản lượng cá chình (Anguilla spp) khai thác được ở các thủy vực trên hệ thống sông của tỉnh Phú Yên (Bảng 4.2); ta thấy sản lượng khai thác cá chình hoa (A. marmorata) vào mùa mưa 6865,9 kg (chiếm 70,79%), sản lượng khai thác cao gấp 2,42 lần so với mùa khô 2833,4 kg (chiếm 29,21%). Trong đó, sản lượng cá khai thác chủ yếu ở sông Kỳ Lộ và sông Ba, do vào mùa mưa nước từ các thượng nguồn đổ về kéo theo cá chình bố mẹ di cư sinh sản (một số còn lưu lại ở hạ lưu các sông). Điều này thể hiện trong sản lượng khai thác nghề rà điện và thả chà. Tuy nhiên, vào mùa khô ở các thủy vực nước ngọt sản lượng khai thác thấp ngoại trừ sông Kỳ Lộ và sông Ba, có vùng như sông Bàn Thạch chỉ đạt 34,5 kg/năm.

Qua Bảng 4.2 ta thấy sản lượng khai thác theo không gian rất khác nhau của 3 loài cá chình thuộc giống Anguilla.

Quần thể cá chình hoa (A. marmorata) hầu hết khai thác ở các sông trong vùng nghiên cứu cả mùa mưa lẫn mùa khô. Sông Kỳ Lộ mùa mưa sản lượng khai thác được 5176,1 kg (chiếm 69,58%), mùa khô 2262,5 kg (chiếm 30,42%); sông Ba mùa mưa 1174,0 kg (chiếm 76,09%), mùa khô 368,8 kg (chiếm 23,91%); sông Bàn Thạch mùa mưa 116,0 kg (chiếm 77,16%), mùa khô 34,5 kg (chiếm 22,84%); biển hồ Hảo Sơn mùa mưa 105,8 kg (chiếm 75%), mùa khô 35,3 (chiếm 25%); hồ thủy điện Sông Hinh mùa mưa 294,0 kg(chiếm 68,97%), mùa khô 132,3 kg (chiếm 31,03%). Trong đó, sản lượng khai thác cá chình hoa (A. marmorata) ở sông Kỳ Lộ cao nhất trong tất cả các vùng nghiên cứu và biển hồ Hảo Sơn đạt sản lượng thấp nhất (thể hiện ở Đồ thị 4.2).

Đồ thị 4.2 Tỷ lệ (%) cá chình hoa (A. marmorata) khai thác theo mùa ở các thủy vực Đối với cá chình mun (A. bicolor), sản lượng khai thác về mùa mưa ít hơn nhiều so với cá chình hoa (A. marmorata), còn mùa khô hầu như chỉ khai thác được ở hai sông chính là sông Kỳ Lộ và sông Ba (Bảng 4.2 và Đồ thị 4.3).

Từ Bảng 4.2 và Đồ thị 4.3 cho thấy, sản lượng khai thác cá chình mun thấp, do chúng chỉ xuất hiện trong phạm vi hạn hẹp. Loài này chủ yếu khai thác được ở sông Kỳ Lộ và sông Ba nhưng vào mùa mưa sản lượng khai thác cá chình mun ở sông Kỳ Lộ 129,0 kg (chiếm 69,21%), mùa khô 57,4 kg (chiếm 30,79%); ở sông Ba sản lượng khai thác vào mùa mưa 25,8 kg (chiếm76,76%), mùa khô 7,8 kg (chiếm 23,24%). Còn sông Bàn Thạch, hồ thủy điện Sông Hinh rất ít; biển hồ Hảo Sơn hầu

Bảng 4.2 Sản lượng khai thác cá chình (Anguilla spp) theo mùa ở các thủy vực Phú Yên

Loài cá Mùa vụ Vùng khai thác

Sông Kỳ Lộ Sông Ba Sông Bàn Thạch Biển Hồ Hảo Sơn Hồ Sông Hinh

Sản lượng (kg) Cơ cấu (%) Sản lượng (kg) Cơ cấu (%) Sản lượng (kg) Cơ cấu (%) Sản lượng (kg) Cơ cấu (%) Sản lượng (kg) Cơ cấu (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chình hoa Mùa mưa 5176,1 69,58 1174,0 76,09 116,0 77,16 105,8 75 294,0 68,97

Mùa khô 2262,5 30,42 368,8 23,91 34,5 22,84 35,3 25 132,3 31,03

Chình mun Mùa mưa 129,0 69,21 25,8 76,76 3,6 76,92 2,2 75 6,8 71,46

Mùa khô 57,4 30,79 7,8 23,24 1,1 23,08 0,7 25 2,7 28,54

Chình nhọn Mùa mưa 4,9 72,55 1,2 75,95 0 0 0 0 0 0

Mùa khô 1,9 27,45 0,6 24,05 0 0 0 0 0 0

như không bắt gặp. Do trước đây ngư dân sử dụng các loại ngư cụ khai thác mang tính chất hủy diệt (rà điện, chất nổ,…) nên nguồn lợi cá chình mun ở đây bị suy giảm trầm trọng.

Đồ thị 4.3 Tỷ lệ (%) cá chình mun (A. bicolor) khai thác theo mùa ở các thủy vực Đối với cá chình nhọn (A. malgumora) sản lượng khai thác vào mùa mưa ít hơn nhiều so với cá chình hoa (A. marmorata) và cá chình mun (A. bicolor). Cá chình nhọn (A. malgumora) chỉ khai thác được ở hai sông chính là: sông Kỳ Lộ mùa mưa 4,9 kg (chiếm 72,55%), mùa khô 1,9 kg (chiếm 27,45%) và sông Ba vào mùa mưa 1,2 kg (chiếm 75,95%), mùa khô 0,6 kg (chiếm 24,05%). Còn ở các thủy vực khác như: sông Bàn Thạch, hồ thủy điện Sông Hinh, biển hồ Hảo Sơn trong thời gian điều tra không phát hiện cá chình nhọn (A. malgumora). Mặc dù theo số liệu điều tra, ngư dân cho rằng trong 5 năm trở lại đây có khai thác được cá chình nhọn (A. malgumora) (Bảng 4.2 và Đồ thị 4.4).

Từ Bảng 4.2 ta thấy rằng, trên 5 thủy vực nước ngọt vùng nghiên cứu ở tỉnh Phú Yên, sản lượng khai thác cá chình (Anguilla spp) vào mùa mưa đạt 7039,4 kg (chiếm 70,78%) so với tổng cả năm. Trong khi đó, sản lượng vào mùa khô chỉ đạt 2905,6 kg (chiếm 29,22%). Sở dĩ vào mùa khô, sản lượng khai thác cá chình thấp do kích thước cá nhỏ, số lượng không nhiều. Mùa này những cá chình con có kích thước nhỏ từ biển xâm nhập vào đầm phá, cửa sông lên các vùng thượng nguồn để sinh trưởng. Vì vậy, thời gian khác nhau và các vùng khác nhau trọng lượng cá khai thác cũng khác nhau. Đặc biệt, vào mùa mưa trọng lượng cá chình biến động rất nhiều ở các vùng (Bảng 4.3).

Đồ thị 4.4 Tỷ lệ (%) cá chình nhọn khai thác theo mùa ở các thủy vực

Bảng 4.3 Trọng lượng các loài cá chình khai thác được ở các thủy vực tỉnh Phú Yên năm 2004

Đơn vị: kg/con

Loài cá Thủy vực

Sông Kỳ Lộ Sông Ba Sông Bàn Thạch Hồ Hảo Sơn Hồ Sông Hinh Chình hoa Chình mun Chình nhọn 2,5 – 3 0,3 – 0,5 0,3 4 – 5 0,3 – 0,5 0,4 1 – 1,5 0,2 – 0,3 0,1 – 0,31,5 – 2 0,2 – 0,51,5 – 2 Nguồn: Điều tra + tính toán tổng hợp Cá chình là loài cá di cư, có phạm vi môi trường sống rộng, thích hợp với nước ngọt, nước lợ, nước mặn tuỳ vào giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, cá chình phân bố khá rộng, cả ở biển, đầm phá và sông suối. Đồng thời tuỳ theo khả năng thích nghi của từng loài trong điều kiện tự nhiên cụ thể mà đặc trưng về phân bố theo không gian có sự khác nhau nhất định.

Càng về đầm phá, trọng lượng cá chình càng lớn (vào mùa mưa). Ở các con sông nhỏ như: sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn, hồ thủy điện Sông Hinh, trọng lượng cá chình nhỏ. Điều này phù hợp với quá trình sống của chúng, giai đoạn cá trưởng thành chúng di cư dần ra biển để sinh sản nên kích thước lớn hơn. Đặc biệt, cá chình hoa (A. marmorata) lớn hơn cá chình mun (A. bicolor) và cá chình nhọn (A. malgumora).

Qua Bảng 4.3 chúng tôi so sánh kích thước cá chình hoa (A. marmorata) khai thác tự nhiên ở Phú Yên, sông Kỳ Lộ 2,5 - 3 kg/con, sông Ba 4 - 5 kg/con, sông Bàn Thạch 1 - 1,5 kg/con, biển hồ Hảo Sơn 1,5 – 2 kg/con, hồ thuỷ điện Sông Hinh 1,5 – 2 kg/con so với cá chình hoa khai thác ở Trung Quốc, Nhật Bản (27 kg/con) thì trọng lượng cá nhỏ hơn nhiều. Đối với cá chình mun (A. bicolor) khai thác tự nhiên ở Ấn Độ, Indonesia có trọng lượng lớn nhất 3 kg/con. Trong khi cá chình mun khai thác ở Phú Yên chỉ đạt trọng lượng trung bình 0,3 - 0,5 kg/con.

Tóm lại, về mặt không gian cá chình hoa (A. marmorata), cá chình mun (A. bicolor) khai thác ở các thủy vực nước ngọt: sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch, hồ Hảo Sơn, hồ Sông Hinh. Ngược lại, cá chình nhọn (A. malgumora) chỉ khai thác được ở sông Kỳ Lộ và sông Ba vào các tháng III, IV, V, IX, X, XI (Bảng 4.1).

Một phần của tài liệu điều tra nguồn lợi cá chình tại Phú Yên (Trang 33 - 40)