Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, vào thời điểm 3 và 6 TSKC trọng lượng cụm chồi ở tất cả các nghiệm thức đều gia tăng.
Vào thời điểm 3 TSKC, nghiệm thức 0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA có trọng lượng cụm chồi gia tăng cao nhất (0,39 g) có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa1% so với 2 nghiệm thức: đối chứng và 0,2 ppm BA. Tuy nhiên không khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.
Vào thời điểm 6 TSKC, nghiệm thức 0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA và nghiệm thức 0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA có trọng lượng cụm chồi gia tăng cao nhất (1,37 g và 1,38 g) và có khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức đối chứng có trọng lượng cụm chồi gia tăng thấp nhất (0,58 g).
Bảng 3.2 Hiệu quả của BA và IBA lên sự gia tăng trọng lượng cụm chồi của mẫu chồi gấc in vitro theo thời gian (tuần sau khi cấy)
Nghiệm thức Tuần sau khi cấy 3 6 Đối chứng 0,24 c 0,58 d 0,1 ppm BA 0,33 ab 0,70 cd 0,2 ppm BA 0,27 bc 0,72 cd 0,4 ppm BA 0,36 a 0,82 bcd 0,6 ppm BA 0,31 ab 1,05 b 0,8 ppm BA 0,35 a 0,95 bc 1 ppm BA 0,34 ab 1,00 bc 0,1 ppm BA+0,01 ppm IBA 0,33 ab 0,75 bcd 0,2 ppm BA+0,02 ppm IBA 0,35 a 0,91 bc 0,4 ppm BA+0,04 ppm IBA 0,39 a 1,37 a 0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA 0,35 a 1,38 a F tính * ** CV (%) 17,64 17,36 Ghi chú:
Trong cùng một cột các số có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê
*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
**: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%
Từ kết quả phân tích ở Bảng 3.3 cũng cho thấy, có sự tác động phối hợp giữa 2 nồng độ BA và IBA, nhưng ở 3 TSKC sự biểu hiện khác biệt chưa lớn có thể do sự tác động phối hợp này chưa đủ thời gian để biểu hiện. Trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm quan sát ở tất cả các nghiệm thức đều có sự hình thành mô sẹo ở phần gốc của mẫu chồi cấy, trong đó 2 nghiệm thức 0,8 ppm BA, 1 ppm BA và 0,8 ppm BA+0,08 ppm IBA có phần mô sẹo hình thành to, màu nâu vàng vào thời điểm 6 TSKC. Trọng lượng cụm chồi gia tăng bao gồm sự gia tăng về số chồi, chiều cao, số lá và khối mô sẹo hình thành. Khi tăng nồng độ BA thì mô sẹo gia tăng theo. Do đó trọng lượng cụm chồi ở các nghiệm thức có sử dụng kích thích tố đều có xu
hướng gia tăng cao. Theo Đặng Phương Trâm (1997), sự tăng sinh của mô sẹo chính là kết quả của sự cân bằng giữa trạng thái sinh lý của mẫu cấy và tác động của chất điều hoà sinh trưởng thực vật ngoại sinh trong môi trường nuôi cấy. Những mảnh cơ quan đã trưởng thành thường không có khả năng tạo mô sẹo. Ngược lại, những mảnh thân non hay cây con cắt đoạn dễ tạo mô sẹo trên môi trường có chất điều hoà sinh trưởng thực vật, đặc biệt khi có auxin vì auxin có vai trò trong sự tạo mô sẹo (Ahloowalia, 1991; Komamin và ctv., 1992; Liu và ctv., 1993; Zimmerman, 1993) (trích dẫn bởi Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002).Khi nồng độ auxin thấp thì sự tạo rễ bất định chiếm ưu thế, khi nồng độ auxin cao thì không có sự tạo rễ nhưng lại xảy ra sự tạo ra mô sẹo (Torres, 1989) (trích dẫn bởi Nguyễn Đức Lượng và ctv., 2002). Nhưng khi nồng độ auxin tăng cao kích thích sự tạo mô sẹo dạng bở và khi giảm nồng độ auxin thì mô sẹo có dạng nốt và chắc. Theo Nguyễn Đức Lượng và ctv. (2002), đa số mẫu cấy thực vật thuộc nhóm song tử diệp không có khả năng tạo mô sẹo trong môi trường chỉ có auxin mà cần phải có sự phối hợp giữa cytokinin và auxin, nhưng cytokinin lại không cần thiết trong sự tạo mô sẹo từ cây một lá mầm và auxin phải được sử dụng với nồng độ cao, ví dụ: 2,4-D 9,0 - 45,2 µM (2,0 - 10,0 mg/l).