Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoạ

Một phần của tài liệu 241 Giải pháp hoàn thiện nội dung Kế toán nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên (Trang 42)

Thương Hưng Yên.

Do đặc điểm là một chi nhánh của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, do đó trong báo cáo của chi nhánh Hưng Yên sẽ không có báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm về chi phí, lỗ lãi, mà chỉ có các số liệu về huy động và sử dụng vốn.

Trong hơn 2 năm hoạt động, mặc dù còn ít kinh nghiệm, tuy vậy kết quả hoạt động của chi nhánh được đánh giá là rất tốt. Đặc biệt trong bối cảnh cổ phần hóa và gia nhập WTO, thì việc làm ăn có hiệu quả và có lãi là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự sống còn của 1 chi nhánh nói riêng cũng như của cả hệ thống nói chung.

Dưới đây là số liệu tổng hợp được từ chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên:

Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh từ 11/2004 đến 31/12/2006

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

1. Nguồn vốn huy động 1.526.978.305 81.957.720.247 97.926.389.317 -Tiền gửi của TCTD

0 2.195.674.890 2.509.171.603 - Tiền gửi của khách hàng

VNĐ 1.151.945.760 12.850.720.135 25.296.418.816 34.985.355 1.151.265.200 2.829.031.876 - Tiền gửi tiết kiệm

VNĐ 242.680.000 59.369.265.325 43.892.78.992 97.367.190 5.427.294.697 20.349.924.072 - Kì phíếu trái phiếu

VNĐ 0 963.500.000 1.876.400.000

0 0 1.172.653.958

1. Sử dụng vốn 1.136.000.000 113.909.084.864 202.923.376.843 - Cho vay VNĐ 1.136.000.000 54.446.667.253 75.327.333.208 + Cho vay ngắn hạn 936.000.000 40.711.237.603 65.279.490.310 + Cho vay trung, dài hạn 200.000.000 13.735.429.650 10.047.842.898 - Cho bằng ngoại tệ

+ Cho vay ngắn hạn

0 31.645.927.789 98.130.040.458 + Cho vay trung, dài hạn

0 27.816.489.822 29.466.003.177 Nguồn: số liệu tổng hợp của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2004 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).

Đó là số liệu mà tôi đã thu thập được từ nguồn của phòng PR, số liệu được tổng hợp trong vòng 3 năm, bắt đầu từ khi chi nhánh Hưng

Yên đi vào hoạt động là tháng 11 năm 2004 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006.

Số liệu thu thập được sẽ được chia làm 3 mảng chính: - Tình hình huy động vốn

- Tình hình họat động cho avy

- So sánh, đối chiếu và nhận xét

Các phần dưới đây sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tích số liệu, so sánh các năm và chỉ ra nguyên nhân tăng giảm của từng thời kì.

2.1.3.1. Họat động huy động vốn.

Bảng 2: Tình hình huy động vốn từ 11/2004 đến 31/12/2006 Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

1. Nguồn vốn huy động 1.526.978.305 81.957.720.247 97.926.389.317 -Tiền gửi của TCTD

0 2.195.674.890 2.509.171.603 - Tiền gửi của khách hàng

VNĐ 1.151.945.760 12.850.720.135 25.296.418.816 34.985.355 1.151.265.200 2.829.031.876 - Tiền gửi tiết kiệm

VNĐ 242.680.000 59.369.265.325 43.892.788.992 97.367.190 5.427.294.697 20.349.924.072 - Kì phíếu trái phiếu

VNĐ 0 963.500.000 1.876.400.000

0 0 1.172.653.958

Nguồn: số liệu về tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2004 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).

Như ta đã thấy ở trên, vào năm 2004, do là thời điểm mới được thành lập nên lúc đó vốn huy động được là ít, chỉ hơn 1,5 tỉ đồng, tuy

tiền gửi tiết kiệm đã là hơn 64,7 tỷ chiếm đến hơn 78% so với tổng số vốn huy động.

Trong cơ cấu vốn huy động, thì huy động từ nguồn phát hành kì phiếu trái phiếu là yếu nhất (chưa đến 1 tỷ đồng), tiếp sau đó là tiền gửi chủa tổ chức tín dụng (hơn 2 tỷ) và tiếp đó đến tiền gửi khách hàng dùng cho thanh tóan vào khoảng gần 14 tỷ.

Nếu xét về cơ cấu tiền tệ, thì tiền đồng vẫn là chủ yếu, ngoại tệ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số vốn huy động, vào khoảng 6,5 tỷ đồng trên 82 tỷ vốn huy động được, tức là khoảng 8% trên cơ cấu vốn.

Qua tình hình vốn huy động năm 2005 ta có thể đưa ra nhận xét ban đầu: hoạt động huy động vốn chủ yếu của chi nhánh Hưng Yên chính là huy động tiết kiệm, hoạt động phát hành kì phiếu trái phiếu là rất nhỏ, chỉ có tính chất hỗ trợ và làm phong phú cho hoạt động huy động. Trong hoạt động huy động của mình vào năm 2005, chi nhánh Hưng Yên chưa phát huy được thế mạnh truyền thống của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, đó là ngoại tệ. Hoạt động huy động vốn ngoại tệ chiếm một phần rất nhỏ, chưa đáng kể (chỉ khoảng 1/12) trong hoạt động huy động nói chung. Điều này cũng có thể hiểu được, bởi vì chi nhánh lúc bấy giờ mới được đưa vào hoạt động khoảng 1 năm, do đó còn thiếu kinh nghiệm về thị trường và chưa có đủ các sản phẩm tiên tiến nhất để các khách hàng có thể tiếp cận.

Vào năm tài khóa 2006, nhìn vào số liệu thu thập được ta đã thấy được những nét mới. Đó là hoạt động huy động vốn đã tăng lên, từ 82 tỷ năm 2005 đã lên đến 98 tỷ năm 2006, tốc độ tăng là gần 20% so với năm 2005, một con số rất đáng biểu dương.. Trong đó tiều gửi từ các tổ chức tín dụng tăng nhẹ (hầu như ko thay đổi về số tuyệt đối)

Tuy vậy mốc đánh dấu ở đây chính là tiền gửi thanh toán của khách hàng đã tăng gấp đôi, từ 13 tỷ năm 2005 đã lên đến con số 27 tỷ năm 2006. Rõ ràng chi nhánh Hưng Yên đã gây được niềm tin cho khách hàng gửi thanh tóan. Điều này cũng hoàn tòan dễ hiểu, bởi vào năm 2006 chi nhánh ngân hàng đã hoàn thiện hệ thống thanh tóan trên cơ sở ứng dụng và phát triển công nghệ tin học viễn thông vào hoạt động kinh doanh. Ta có thể chỉ ra một số sản phẩm, dịch vụ và công nghệ sau được áp dụng:

- Triển khai hệ thống thanh toán Swift, tận dụng lợi thế được biết đến là một Ngân hàng có uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

- Áp dụng Sản phẩm “VCB Vision 2010”: Sản phẩm Ngân hàng bán lẻ hay còn gọi là sản phẩm Ngân hàng lõi “VCB Vision 2010”.

Được bắt đầu xây dựng từ năm 1995, sản phẩm “VCB Vision 2010”, với hệ thống thông tin tích hợp và tập trung, đã chính thức được đưa vào sử dụng trong toàn hệ thống Vietcombank từ năm 2001. Việc xây dựng thành công “VCB Vision 2010” trong toàn hệ thống đóng một vai trò chiến lược cho phép chi nhánh Hưng Yên ứng dụng và triển khai các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại.

- Đưa áp dụng Sản phẩm “VCB Online”: Trên nền tảng hệ thống “VCB Vision 2010”. Công chúng được thực sự làm quen với khái niệm “Ngân hàng trực tuyến”. Với “VCB Online”, khách hàng của Vietcombank có thể mở tài khoản ở một nơi nhưng thực hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống NHNT trên toàn quốc. Tiện ích này được áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào kỳ phiếu, trái phiếu. Nằm trong hàng loạt những dịch vụ tiên tiến đã được NHNT triển khai cung ứng ra thị trường, sản phẩm VCB-Online được đánh giá là hệ thống an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, kinh tế trong đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. VCB-Online là tiền đề cho sự phát triển của các dịch vụ thẻ hiện đang được thị trường Việt Nam nồng nhiệt đón nhận.

- Làm việc trên cơ sở dữ liệu tập trung tòan hệ thống: Sản phẩm VCB – Info: Đây là một hệ thống hoàn toàn mới đối với ngân hàng và là sản phẩm tiên tiến của hệ thống tích hợp và quản lý dữ liệu tập trung. Hệ thống bao gồm các chức năng cung cấp báo cáo theo yêu cầu NHNN; Các báo cáo theo yêu cầu quản lý nội bộ; Xếp hạng tín dụng. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng là một hệ thống ưu việt dựa trên toàn bộ thông tin được quản lý tập trung trên hệ thống và những thông tin khác được cập nhật từ bên ngoài. Dựa trên hệ thống này, ngân hàng sẽ xem xét và đánh giá khách hàng, qua đó thiết lập các hạn mức tín dụng cho từng khách hàng để vừa đảm bảo an toàn vừa bảo vệ hiệu quả nhất lợi ích cho khách hàng. Ngoài hệ thống tính điểm và xếp hạng tự động, Ngân hàng còn có hệ thống quản lý mối quan hệ và đánh giá lợi nhuận do khách hàng mang lại. Dựa vào những phân tích của hệ thống, ngân hàng đã và đang sử dụng để phân tích thị trường, phân đoạn khách hàng và xây dựng những chính sách hợp lý cho từng thị trường mục tiêu, từng nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Toàn bộ dữ liệu của ngân hàng được lưu trữ và xử lý tập trung tại Kho dữ liệu. Từ đây, việc tạo các báo cáo phục vụ cho mục đích phân tích, quản

- Trên nền tảng hệ thống thanh tóan điện tử ATM, hàng loạt các sản phẩm giá trị gia tăng đã được đưa vào cùng với VCB Connect-24 mà gần đây là sản phẩm “VCB Cyber Bill Payment” cho phép các khách hàng sử dụng VCB Connect-24 thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, hoá đơn mua hàng, thẻ tín dụng, thẻ điện thoại di động trả trước … từ máy ATM.

Trên nền công nghệ cao và hiện đại như vậy, mặc dù là một chi nhánh trực thuộc cấp tỉnh, tuy vậy chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên đã phát huy được thế mạnh của mình.

Bảng 3: Tình hình huy động vốn qua tiết kiệm từ 11/2004 đến 31/12/2006

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

- Tiền gửi tiết kiệm

VNĐ 242.680.000 59.369.265.325 43.892.788.992 97.367.190 5.427.294.697 20.349.924.072 Nguồn: số liệu về tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2004 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).

Đó là, trong năm tài chính 2006, mặc dù tiền gửi tiết kiệm huy động về số tuyệt dối hầu như không đổi so với năm 2005, nhưng về cơ cấu đã thay dổi, đó là tiền việt huy động giảm đi, nhưng tiền ngoại tệ huy đông được là rất lớn: 20 tỷ, gấp 4 lần năm 2005. Cơ cấu thay dổi phản ánh chiến lược của chi nhánh: đó là phát huy thế mạnh truyền thống của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong việc buôn bán, thanh tóan với nước ngòai. Với đặc thù là nằm tại một vị trí gần thủ đô Hà Nội, giáp với Bắc Ninh và trên đường Quốc lộ 5 ra khu công nghiệp Hải Phòng, chi nhánh Hưng Yên có lợi thế là nằm gần rất nhiều khu công nghiệp, đây là cơ hội vàng cho các ngân hàng, bởi vì trong quá trình hoạt động và sản xuất, vốn là một yếu tố không thể thiếu, nếu như không muốn nói là hàng đầu quyết định tới sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh của mình chắc chắn sẽ có hoạt động thương mại quốc tế, và chính các doanh nghiệp ở đây đã chọn chi nhánh Hưng Yên để tiến hành gửi tiết kiệm ngoại tệ, trong lúc cấp bách, cũng có thể

chuyển sang gửi không kì hạn đề thực hiện các giao dịch thanh toán với đối tác quốc tế.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay.

Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn từ 11/2004 đến 31/12/2006 Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Tổng dư nợ cho vay 1.136.000.000 113.909.084.864 202.923.376.843

a) Đồng Việt Nam: 1.136.000.000 54.446.667.253 75.327.333.208

-Tổng dư nợ cho vay

+Dư nợ ngắn hạn 936.000.000 40.711.237.603 65.279.490.310

200.000.000 13.735.429.650 10.047.842.898

b) Ngoại tệ:

0 59.462.417.611 127.596.043.635 -Tổng dư nợ cho vay

+Dư nợ ngắn hạn 0 31.645.927.789 98.130.040.458

0 27.816.489.822 29.466.003.177 Nguồn: số liệu về tình hình cho vay vốn của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2004 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).

Theo các số liệu thu thập được, thì nhìn chung là tình hình cho vay của chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hưng Yên rất khả quan.

Qua bảng 5, ta đã thấy được lượng vốn cho vay trong năm 2006 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2005: từ 114 tỷ lên đến 204 tỷ. Đây là một con số đáng mừng, vì nó không chỉ phản ánh nguồn thu của chi nhánh sẽ tăng lên, mà nó còn phản ánh tình hình phát triển của các doanh nghiệp ở khu vực Hưng Yên và các vùng lân cận đang phát triển rất tốt, và họ đang mở rộng sản xuất, đầu tư mạnh hơn nên nhu cầu vốn đang tăng cao như vậy. Điều này cũng hoàn tòan phù hợp với hoàn cảnh thực tế, bởi vì nước ta đang trong thời kì phát triển nhanh và nóng.

Bảng 5: Biểu đồ tổng dư nợ cho vay trong năm 2005 và 2006 Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: số liệu về dư nợ của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2005 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).

Xét về cơ cấu vốn cho vay, thì một đìều đang mừng là ngoại tệ chiếm nhiều hơn so với đồng Việt Nam, bảng 6 dưới đây sẽ mô tả cụ thể

Bảng 6: Biểu đồ cơ cấu vốn cho vay trong năm 2005 và 2006 Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: số liệu về vốn vay của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2005 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).

Vốn cho vay mà ngoại tệ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc khác hàng chíến lược của chi nhánh không phải là cá nhân, các công ty làm ăn trong nước, mà là các công ty có triển vọng, và có quan hệ làm ăn với nước ngòai, họ thường sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch của mình. Ngoại tệ là một thế mạnh của ngân hàng ngoại thương, do đó chiến lược này là hòan tòan chính xác và hợp với tình hình hiện tại cũng như trong tương lai khi có nhiều doanh nghiệp nước ngòai vào làm ăn ở Việt Nam hơn. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp làm ăn với nước ngòai thường là nhưng doanh nghiệp có triển vọng và có độ rủi ro thấp, khả năng thanh tóan cao, do đó việc chọn chiến lược này là một quyết định hoàn tòan chính xác của lãnh đạo chi nhánh. Trong quá trình thực tập, tôi có hỏi thêm số liệu về dư nợ quá hạn cũng như nợ xấu thì được giám đốc và trưởng phòng PR cung cấp thông tin sau:

- Về các sản phẩm thì chi nhánh ngân hàng cung cấp chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến thanh tóan quốc tế, bảo lãnh như L/C, kinh doanh ngoại tệ.

- Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp làm ăn với nước ngòai, nợ xấu của ngân hàng hầu như không có, bởi trường hợp muộn nhât mà các doanh nghiệp nộp hoàn trả tiền gốc và lãi là chậm từ 3 ngày đến 1 tuần. Còn lại thì hầu hết họ xin gia hạn.

Tuy đây là thông tin chủ quan, chưa có số liệu cụ thể (do nguồn số liệu này không được tiết lộ cho người ngòai ngân hàng) nhưng qua thực tiễn thực tập và tôi có đi khảo sát thực tế, trên khu vực Hưng Yên có rất nhìều các ngân hàng khác như TechcomBank, AgriBank, ACB… họ đều có trụ sở, có đủ sảm phẩm, tuy vậy hầu hết các doanh nghiệp đều tìm đến chi nhánh VCB để thực hiện tín dụng. VCB có thế mạnh ở mảng thanh tóan quốc tế và liên ngân hàng, ngòai ra thì chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hưng Yên cũng tận dụng được thế mạnh vốn có của mình, đó là mảng thương mại và bảo lãnh quốc tế.

Sau khi xử lí các số liệu về tình hình cho vay, tôi đã rút ra được bảng sau:

Bảng 7: Cơ cấu kì hạn của các khoản cho vay trong năm 2005 và 2006 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Cho vay ngắn hạn 72.357.165.392 64% 163.409.530.768 81%

Cho vay trung và dài hạn

41.551.919.472 36% 39.513.846.075 19%

Tổng dư 113.909.084.864 100% 202.923.376.843 100%

Nguồn: số liệu về vốn vay của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2005 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).

Theo các số liệu khi đã qua xử lí, ta có thể nhận ngay ra một điều, đó

Một phần của tài liệu 241 Giải pháp hoàn thiện nội dung Kế toán nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w