Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín

Một phần của tài liệu 241 Giải pháp hoàn thiện nội dung Kế toán nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên (Trang 35)

Các bước tiến hành cũng tương tự như kế tóan cho vay từng lần: * Kế tóan giai đoạn cho vay:

Khi cả hai bên: ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận được hạn mức tín dụng trong mỗi kỳ kinh doanh thì đó sẽ là căn cứ để kế toán viên dựa vào mỗi lần mà khách hàng đến rút tiền. Do vậy, trách nhiệm của kế toán viên không chỉ là việc ghi chép nghiệp vụ một cách thuần túy, mà họ còn fải kiểm soát sao cho số tiền mà khách hàng vay không vượt quá hạn mức tín dụng đã được đồng í từ trước. Khi khách hàng đến vay tiền, bộ phận cho vay tiến hành thẩm định tín hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ xin vay vốn và đối chiếu với hạn mức tín dụng cũng như số vốn còn lại trong hạn mức mà bên đi vay còn được phép vay. Nếu khách hàng đủ tiêu chuẩn thì nghiệp vụ sau sẽ được thực hiện:

Nợ: TK cho vay theo hạn mức Số

Có: TK thích hợp

Nếu cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng thì tương tự như phương pháp trên, đầu tiên kế tóan viên Nhập TK 994: “tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng”: giá trị tài sản thế chấp, cầm cố.

* Giai đoạn thu nợ:

Việc thu nợ trong cho vay theo phương pháp hạn mức tín dụng có thể do khách hàng tự trả hoặc ngân hàng gián tiếp thực hiện thông qua việc thu bằng tiền khi khách hàng bắt đầu có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lúc đó kế tóan viên sẽ thực hiện:

Nợ: TK tài khoản thích hợp của khách hàng cho vay Số

Có: TK cho vay khách hàng

Theo đó ngân hàng sẽ thu nợ trong phạm vi tiền mà khách hàng đã vay, như vậy, tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh tóan khi tài khoản cho vay không có dư nợ (trường hợp khách hàng có cả 2 tài khoản tiền gửi và thanh tóan). Trường hợp khách hàng vay chỉ có tài khỏan cho vay thì ngân hàng sẽ

trả lãi suất tiền gửi thích hợp do lúc này vốn lưu động của khách hàng được ngân hàng nắm giữ.

* Kế tóan thu lãi:

Việc tính lãi được tính theo phương pháp tích số do không có kì hạn nợ. Vào một ngày nhất định trong tháng thì viêc tính và thu lãi sẽ được tính tóan theo nguyên tắc:

Số tiền lãi trong tháng = ( Di *Ni r )/ 30 Trong đó:

 Di là dư nợ lần thứ i

 R là lãi suất cho vay tháng

 Ni là số ngày dư nợ Di

Khi hạch toán thu lãi, kế tóan thực hiện:

Nợ: TK tài khoản thích hợp của khách hàng cho vay Số

Có: TK thu lãi cho vay

Nếu đến ngày ngân hàng thu lãi mà khách hàng chưa nộp đủ hạn mức tín dụng thì hạch tóan:

Nợ: TK tài khoản cho vay theo hạn mức Số

Có: TK thu lãi cho vay khách hàng

Trường hợp đến ngày trả lãi mà khách hàng chưa nộp đủ và hết hạn tín dụng thì kế tóan hạch tóan và tài khoản “lãi chưa thu” để theo dõi.

* Kế tóan chuyển nợ quá hạn:

Hết kì hạn mà khách hàng vẫn chưa trả nợ cho ngân hàng và không đựơc cho chuyển sang thu nợ ở kì tiếp theo thì số nợ đó sẽ được chuyển sang tài khoản nợ quá hạn đến 180 ngày:

Nợ: TK tài khoản nợ quá hạn đến 180 ngày Số tiền

Có: TK cho vay khách hàng

Khi đó thì cả hai bên cùng bàn bạc để làm sao có được tiền trả nợ ngân hàng. Trường hợp sau 180 ngày mà vẫn khong có dấu hiệu thu hồi được nợ từ khách hàng thì khoản nợ đó sẽ được chuyển lên mức cao hơn:

Nợ: TK tài khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360

ngày

Số tiền chuyển nợ quá

Có: TK nợ quá hạn đến 180 ngày

Theo đó sẽ có 2 tình huống:

 Nếu chuyển nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày khi có quyết định của lãnh đạo cơ quan thì chuyển sang nợ khó đòi:

 Trường hợp chưa chuyển sang nợ quá hạn thì không phải chuyển qua tài khoản nợ quá hạn mà chuyển luôn vào nợ khó đòi:

Nợ: TK tài khoản nợ khó đòi Số tiền

Có: TK cho vay khách hàng

Đi cùng với nó là áp dụng khung lãi suất nợ quá hạn từ thời điểm chuyển sang nợ quá hạn với khỏan nợ này.

Trong hợp đồng thì các giấy tờ có liên quan kể cả giấy tờ về nợ quá hạn cũng sẽ được lưu giữ lại trong tài liệu, hồ sơ về khách hàng.

Chương 2. Thực trạng nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Theo quyết định 5 – 2004 thì chính thức vào ngày 23-11-2004, chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - VietComBank (VCB) tại tỉnh Hưng Yên được thành lập. Là chi nhánh của một ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) thuộc loại lâu đời nhất tại Việt Nam và được quản lí vốn tập trung (Ngân hàng VCB được thành lập từ 1/4/1963, tính đến nay đã được 44 năm) với vốn điều lệ khoảng 400 tỷ đồng . Đây là một trong những chi nhánh năng động của VCB, có mối liên hệ thanh toán liên ngân hàng của khoảng 100 ngân hàng trong và ngòai nước. Mặc dù mới được thành lập hơn 2 năm nay, tuy nhiên chi nhánh ngân hàng VCB Hưng Yên luôn giữ được thế mạnh của VCB đó là trong lĩnh vực ngoại tệ, đồng thời là chi nhánh của ngân hàng VCB và cũng chính là thành viên của:

- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam - Hiệp hội ngân hàng Châu Á

- Tổ chức thanh toán tòan cầu Swift - Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card

Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến cố lớn như cuộc khủng khoảng tài chính và tiền tệ, sự sáp nhập của các tập đoàn kinh tế, định chế trong hệ thống tài chính ngân hàng thế giới tiếp tục diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nên tốc độ phát triển kinh tế chỉ được duy trì ở mức khiêm tốn. Tuy vậy, cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì với những cố gắng, nỗ lực lớn lao của mình Ngân hàng Ngoại thương nói chung và chi nhánh Hưng Yên vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các năm. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng của chi nhánh đã được cải tiến về nhiều mặt nên đảm bảo được chất lượng tốt, các dịch vụ ngân hàng luôn được cải tiến về chất lượng và đa dạng hoá nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách

Ngoài các hoạt động cho vay thông thường Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương tại Hưng Yên đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua chi nhánh luôn phát huy vai trò là chi nhánh của một ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Ngân hàng Ngoại thương vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định.

Song song với các hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên luôn chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng. Với ưu thế về quy mô hoạt động, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức về hoạt động kinh doanh, chi nhánh luôn đánh giá đúng tầm quan trọng của công nghệ thông tin và coi việc hiện đại hoá công nghệ là một trong những điều kiện cơ bản để hướng tới các chuẩn mực quốc tế của một Ngân hàng hiện đại. Hệ thống ngân hàng bán lẻ (VCB -2010) - một bộ phận của chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng – đã được đưa vào sử dụng. Việc xây dựng thành công “VCB Vision 2010” trong toàn hệ thống VCB đóng một vai trò chiến lược cho phép chi nhánh ứng dụng và triển khai các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại. Toàn bộ dữ liệu của ngân hàng được lưu trữ và xử lý tập trung tại Kho dữ liệu. Từ đây, việc tạo các báo cáo phục vụ cho mục đích phân tích, quản trị rủi ro của ngân hàng. Với mục tiêu: “ không chỉ đưa các hệ thống công nghệ mới vào ứng dụng mà còn kết hợp hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và tác nghiệp ”, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên đang tiếp tục triển khai giai đoạn II của tiểu dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán nhằm tiếp tục hoàn thiện các gói sản phẩm: quản lý vốn, xếp hạng tín dụng, quản lý rủi ro và quản lý danh mục đầu tư …. Đây là nền tảng công nghệ quan trọng để Ngân hàng Ngoại thương nói chung và chi nhánh Hưng Yên nói riêng phát triển các ứng dụng khác và tạo điều kiện để triển khai các dịch vụ thương mại điện tử sau này.

Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như trong tương lai, nhằm hội nhập với bên ngoài, theo đuổi các chuẩn mực ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 với những định hướng lớn và toàn diện bảo đảm cho chi nhánh phát triển

lành mạnh mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho Ngân hàng VCB.

Nhiệm vụ hàng đầu của chi nhánh là họat động cho vay cho các cá nhân tổ chức, các thành phần kinh tế, dân cư, các tổ chức nước ngòai, nhưng do đặc thù là nằm ở trong khu vực có nhiều khu công nghiệp nên khách hàng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp Việt Nam đến vay vốn để phục vụ sản xuất. Nguồn vốn huy động một phần là từ các nguồn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, tổ chức phi chính phủ…, phần còn lại là từ vốn điều lệ.

Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh Hưng Yên có triển khai các dịch vụ sau:

· Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm Đồng Việt Nam và ngoại tệ.

· Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ

· Chuyển tiền trong và ngoài nước.

· Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C - D/A - D/P ).

· Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh.

· Bảo lãnh và tái bảo lãnh.

· Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram ... của ngân hàng VCB Việt Nam

Xét một cách tòan diện, tuy mới chỉ thành lập được 2 năm, nhưng chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên đã phát triển rất nhanh và trưởng thành. Chi nhánh đã biết cách phát huy nội lực, cố gắng không ngừng để hoàn thành được các chỉ tiêu do Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam giao, góp phần không nhỏ và sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, đặc biệt là trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức.

Trong đó thì Giám đốc là hạt nhân của chi nhánh, Giám đốc có nhiệm vụ là tổ chức, giám sát và điều hành hoạt động của các phòng ban trong chi nhánh.

Dưới giám đốc là 5 bộ phận: - Phòng hành chính nhân sự

- Phòng PR (phòng quan hệ khách hàng) - Phòng kế tóan thanh tóan và dịch vụ - Phòng ngân quỹ

- Tổ kiểm tra nội bộ

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận được khái quát như sau: - Phòng hành chính nhân sự có chức năng quản lí các hoạt động thường nhật diễn ra trong chi nhánh, tổ chức cơ cấu bộ máy, nhân sự và đẩm bảo cho hoạt động trong chi nhánh diễn ra một cách bình thường và trơn tru. Phòng hành chính nhân sự Phòng PR Ngân QuỹPhòng Tổ kiểm tra nội bộ Phòng kế tóan thanh tóan và dịch vụ Giám đốc

- Phòng PR có nhiệm vụ tiếp xúc, thu thập thông tin khách hàng, thúc tiến quan hệ với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại. Néu khách hàng có một nhu cầu bất kì muốn được ngân hàng giải quyết thì việc đầu tiên là phải được sự đồng thuận của phòng PR.

- Tiếp đó, thủ tục sẽ được giải quyết tại phòng kế tóan thanh tóan và dịch vụ. Tại đây, mọi thao tác nghiệp vụ sẽ đuợc diễn ra.

- Sau đó, khách hàng sẽ phải qua phòng ngân quỹ để được nộp tiền (khi gửi) hoặc là nhận tiền (khi đi vay). Phòng ngân quỹ có chức năng quản lí trực tiếp dòng tiền vào ra của doanh nghiệp.

- Cuối cùng là tổ kiểm tra nội bộ. Đây là bộ phận có chức năng phát hiện sai sót… của các bộ phận còn lại trong chi nhánh.

Tất cả các bộ phận trên đều phải chịu sự chỉ đạo và điều hành của giám đốc chi nhánh. Giám đốc không fải là người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ, mà là người có trách nhiệm quản lí và tổ chức điều hành câc bộ phận của chi nhánh.

Vào đầu tuần (thứ 2) đều có tổ chức họp giao ban, đánh giá kết quả hoạt động của tùân trước đó và đề ra mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ cụ thể của tuần tới. Vào cuối tháng, đều có tổng kết đánh giá tình hình hoạt động.

2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên. Thương Hưng Yên.

Do đặc điểm là một chi nhánh của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, do đó trong báo cáo của chi nhánh Hưng Yên sẽ không có báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm về chi phí, lỗ lãi, mà chỉ có các số liệu về huy động và sử dụng vốn.

Trong hơn 2 năm hoạt động, mặc dù còn ít kinh nghiệm, tuy vậy kết quả hoạt động của chi nhánh được đánh giá là rất tốt. Đặc biệt trong bối cảnh cổ phần hóa và gia nhập WTO, thì việc làm ăn có hiệu quả và có lãi là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự sống còn của 1 chi nhánh nói riêng cũng như của cả hệ thống nói chung.

Dưới đây là số liệu tổng hợp được từ chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên:

Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh từ 11/2004 đến 31/12/2006

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

1. Nguồn vốn huy động 1.526.978.305 81.957.720.247 97.926.389.317 -Tiền gửi của TCTD

0 2.195.674.890 2.509.171.603 - Tiền gửi của khách hàng

VNĐ 1.151.945.760 12.850.720.135 25.296.418.816 34.985.355 1.151.265.200 2.829.031.876 - Tiền gửi tiết kiệm

VNĐ 242.680.000 59.369.265.325 43.892.78.992 97.367.190 5.427.294.697 20.349.924.072 - Kì phíếu trái phiếu

VNĐ 0 963.500.000 1.876.400.000

0 0 1.172.653.958

1. Sử dụng vốn 1.136.000.000 113.909.084.864 202.923.376.843 - Cho vay VNĐ 1.136.000.000 54.446.667.253 75.327.333.208 + Cho vay ngắn hạn 936.000.000 40.711.237.603 65.279.490.310 + Cho vay trung, dài hạn 200.000.000 13.735.429.650 10.047.842.898 - Cho bằng ngoại tệ

+ Cho vay ngắn hạn

0 31.645.927.789 98.130.040.458 + Cho vay trung, dài hạn

0 27.816.489.822 29.466.003.177 Nguồn: số liệu tổng hợp của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2004 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).

Đó là số liệu mà tôi đã thu thập được từ nguồn của phòng PR, số liệu được tổng hợp trong vòng 3 năm, bắt đầu từ khi chi nhánh Hưng

Yên đi vào hoạt động là tháng 11 năm 2004 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006.

Số liệu thu thập được sẽ được chia làm 3 mảng chính: - Tình hình huy động vốn

- Tình hình họat động cho avy

- So sánh, đối chiếu và nhận xét

Các phần dưới đây sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tích số liệu, so sánh các năm và chỉ ra nguyên nhân tăng giảm của từng thời kì.

Một phần của tài liệu 241 Giải pháp hoàn thiện nội dung Kế toán nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w