d Tiêu chí phản ánh số tiền mà nông ân kiếm được khi tham gia sản xuất lúa.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
5.1. Kết luận
Qua quá trình khảo sát và kết quả phân tích được trình bày ở những chương trước, thực trạng sản xuất và xu hướng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thuộc Cần Thơ và Sóc Trăng thể hiện một số điểm nổi bật sau:
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất lúa tại ĐBSCL nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng được xem là yếu tố quan trọng nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác, bình quân từ 11 – 16%. Các mô hình được áp dụng tại địa bàn nghiên cứu bao gồm: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm – ba tăng, lúa- thủy sản và lúa – màu; trong đó, khi nông dân áp dụng kỹ thuật cải tiến đều sử dụng lồng ghép các giống lúa mới đạt năng suất và chất lượng cao. Hơn nữa, sự chuyển giao và áp dụng kỹ thuật còn góp phần làm thay đổi tập quán canh tác đối với nông dân; đồng thời giúp họ có tầm nhìn rộng hơn về mối liên kết: sản xuất, chất lượng và thị trường.
- Mạng lưới thông tin và hoạt động chuyển giao kỹ thuật ngày càng đáp ứng nhu cầu tiếp thu khoa học của nông dân. Họ có thể tiếp nhận thông tin qua các kênh khác nhau, chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ khuyến nông và chuyên gia từ các viện nghiên cứu, trường đại học.
- Trong quá trình áp dụng kỹ thuật mới, nông dân thường nhận được sự hỗ trợ chủ yếu là trợ giá lúa giống, dụng cụ canh tác, hoặc bao tiêu sản phẩm từ các cơ quan ngành nông nghiệp, các tổ chức quốc tế, hoặc doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo xuất khẩu. Sự hỗ trợ trên đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất trên 300.000 đồng/ha. Tuy nhiên, nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất vẫn là vấn đề quan tâm đối với nông hộ do lượng vay thấp hơn so với nhu cầu sản xuất. Phần lớn nông dân tiếp cận tín dụng từ hệ thống Ngân hàng nông nghiệp & PTNT tại địa phương.
- Hiệu quả sản xuất của các mô hình áp dụng kỹ thuật cho thấy cao hơn so với mô hình truyền thống dẫn đến thu nhập của các thành viên tham gia sản xuất lúa đạt trên 30.000 đồng/người/ngày. Hơn nữa, kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cho thấy trình độ học vấn, lực lượng lao động, giống, phân bón, chuẩn bị đất, thủy lợi là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với thu nhập của nông hộ áp dụng kỹ thuật.
- Bên cạnh đó, lợi ích của việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn góp phần tạo nên thị trường lúa gạo an toàn, chất lượng, gia tăng sản lượng và giá trị gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Một số mô hình cải tiến không những giúp nông dân tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe của chính họ cũng như bảo vệ môi trường sinh thái và hệ động thực vật do giảm tối đa việc sử dụng các loại hóa chất.