Theo đánh giá của các cán bộ quản lý, ưu điểm của mô hình áp dụng giống lúa mới làm tăng năng suất, giảm tỷ lệ hạt lép, dễ tiêu thụ do giống mới được xác nhận, chất lượng đồng đều.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng (Trang 33 - 37)

- Sạ, cấy 6.089 20.666 14.577 239,38 12.048 11.691 -357 -2,96- Chăm sóc, - Chăm sóc, phun thuốc 19.649 67.087 47.438 241,43 11.920 20.695 8.775 73,61 - Nhiên liệu 15.323 19.878 4.555 29,73 7.642 28.937 21.295 278,66 - Vận chuyển sản xuất 168.689 183.550 14.860 8,81 107.124 88.953 -18.171 -16,96 - Lãi vay 14.364 29.696 15.333 106,75 5.967 24.812 18.845 315,80 - Phí thuỷ lợi 13.022 13.812 790 6,07 9.857 8.666 -1.192 -12,09 - Khác 5.635 19.324 13.689 242,93 2.659 28.114 25.454 957,16 Tổng chi phí 717.185 744.256 27.070 3,77 571.128 736.354 165.226 28,93 Lao động gia đình c 56 50 -6 -10,37 63 54 -9 -14,40 Năng suất 655 725 69 10,58 768,75 836 67 8,75 Giá bán d 2.387 2.406 19 0,78 1733 1.842 109 6,29 Tổng thu 1.564.726 1.743.828 179.101 11,45 1.332.244 1.539.912 207.668 15,59 Lợi nhuận 847.541 999.572 152.031 17,94 761.116 803.558 42.442 5,58

Nguồn: Kết quả khảo sát 261 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, 06/2006

a khảo sát 161 hộ, trong đó: 119 hộ có áp dụng kỹ thuật mới và 42 hộ chưa áp dụng kỹ thuật mới

b khảo sát 100 hộ, trong đó: 90 hộ có áp dụng kỹ thuật mới và 10 hộ chưa áp dụng kỹ thuật mới

c đơn vị tính: ngày công

d đơn vị tính: đồng/kg

 Phân tích năng suất

Hình 4-1 cho thấy có sự khác biệt về năng suất giữa hai địa bàn nghiên cứu, cụ thể năng suất lúa bình quân của nông hộ ở Sóc Trăng cao hơn so với các nông hộ ở Cần Thơ khoảng 112kg/công kể cả trường hợp nông hộ sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống và có áp dụng khoa học kỹ thuật. Hay nói cách khác, năng suất lúa có xu hướng tăng thêm 10% nếu như áp dụng các mô hình sản xuất cải tiến; kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Flordeliza H. Bordey tại Philippines. 655 725 769 836 0 200 400 600 800 1,000 Cần Thơ Sóc Trăng kg/công

Hình 4-1 So sánh năng suất lúa theo mô hình và địa bàn Truyền thống Cải tiến

Khi tiến hành kiểm định giả thuyết về mối tương quan năng suất bình quân giữa mô hình truyền thống và mô hình có áp dụng khoa học kỹ thuật. Kiểm định Mann – Whitney được sử dụng để kiểm tra tính tương đồng của hai nhóm quan sát. Kết quả được thể hiện như sau:

- Mann - Whitney U 0,000

- Wilcoxon 1378 - Z -11,23 - Asymp. Sig. (2-tailed) 0,000

Từ kết quả kiểm định cho thấy rằng có sự khác biệt về năng suất bình quân giữa hai mô hình: truyền thống và áp dụng khoa học kỹ thuật với mức ý nghĩa thống kê 0,05; cụ thể là trung bình thứ hạng (Mean rank) của nhóm có áp dụng là 157 khá cao hơn nhóm mô hình truyền thống chỉ có 26,50, có nghĩa là năng suất của mô hình áp dụng kỹ thuật cao mô hình truyền thống.

 Phân tích giá bán

Hình 3-4 ở chương 3 chỉ ra rằng một trong những yếu tố tác động đến nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật sản xuất cải tiến đó là giá lúa trên thị trường và kết quả thể hiện trong bảng 4-1 cho thấy giá bán lúa của nông hộ có áp dụng kỹ thuật cải tiến cao hơn so với nông hộ chưa áp dụng. Hơn nữa, trong trường hợp nông dân sản xuất cùng một giống lúa theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên ngành hoặc theo đơn đặt hàng của các công ty lương thực tại địa phương thì giá bán tương đối ổn định ở mức 2.300đồng/kg; ngược lại, nông dân thường gặp tình trạng bị thương lái ép giá khi họ sản xuất riêng lẻ, sản lượng ít.

351800 1800 2100 2400 2700 Truyền thống Giống mới IPM Sạ hàng 3 giảm - 3 tăng Lúa - thủy sản Lúa - màu Giá (đồng/kg) 650 680 710 740 770 800 Năng suất (kg/công) Giá bán Năng suất

Khi xem xét giá bán lúa của nông dân theo các mô hình, Hình 4-2 chỉ ra rằng khi nông dân áp dụng kỹ thuật vào sản xuất thì giá lúa của họ có thể xu hướng cao hơn. Giải thích sự khác biệt này, các cán bộ phụ trách nông nghiệp và nông dân tại địa bàn nghiên cứu cho rằng khi nông dân áp dụng kỹ thuật như mô hình sạ hàng, 3 giảm – 3 tăng, hoặc lúa -thủy sản thì chủ yếu họ sử dụng các loại giống xác nhận được cung cấp bởi các trạm khuyến nông với chất lượng đồng đều; hơn nữa, các mô hình trên hướng đến giảm thiểu sử dụng các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, hóa chất. Vì vậy, giá lúa của những mô hình sản xuất trên được các công ty chế biến xuất khẩu cũng như thương lái mua với giá cao hơn. Trong khi đó, giá lúa của nông dân sử dụng giống mới lại thấp hơn các mô hình khác bởi vì một số nông dân thích chọn các loại giống mới có năng suất cao (được gọi là áp dụng kỹ thuật theo chiều rộng), nhưng chất lượng thấp và chủ yếu bán lúa cho các thương lái xay xát bán tại chợ địa phương.

Ngoài ra, kết quả phân tích ở bảng 4-1 cho thấy giá bán lúa giữa hai địa phương có sự chênh lệch tương đối khá cao từ 500 – 600 đồng/kg. Sự khác biệt về giá bán lúa phụ thuộc vào một số yếu tố như thời điểm thu hoạch, giống lúa canh tác, khoảng cách giữa ruộng lúa và nhà máy xay xát… đặc biệt là hình thức bán lúa: bán tại ruộng ngay sau khi thu hoạch hoặc bán sau khi phơi. Qua khảo sát cho thấy, phần lớn nông dân tại địa bàn nghiên cứu thuộc Sóc Trăng chủ yếu bán lúa tại ruộng sau khi thu hoạch (88,79% trong số 261 nông hộ được hỏi) so với địa bàn của Cần Thơ thì nông dân bán lúa theo hình thức này chưa đến 1% (xem phụ lục 5). Bởi vì, qua kết quả khảo sát đã phát hiện ra rằng do điều kiện lưu thông hàng hóa không thuận lợi và nông dân cần lượng tiền mặt để chi tiêu trong gia đình là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy họ phải bán ngay khi thu hoạch.

Kết quả khảo sát tại hai địa bàn cho thấy các mô hình sản xuất lúa có áp dụng khoa học kỹ thuật được trình bày ở Bảng 3-2; trong đó, sử dụng giống mới

được phần lớn nông dân áp dụng phổ biến cũng như các mô hình khác như ba giảm – ba tăng hoặc IPM. Hơn nữa, việc lựa chọn mô hình sản xuất của nông dân phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện đất đai, nguồn nước, nguồn lực của nông hộ… Vì vậy, phần này sẽ trình bày kết quả phân tích hiệu quả sản xuất theo các

mô hình tại địa bàn nghiên cứu nhằm mục đích tính toán và so sánh các chỉ số tài chính, hiệu quả đầu tư của các mô hình.

Bảng 4-2 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 theo các mô hình ĐVT: đồng/1.000m2

Mô hình Truyền

thống Giống mới IPM Sạ hang 3 giảm - 3 tăng Lúa - thủy sản Lúa - Màu Giống 68.619 57.178 57.635 54.549 57.184 49.226 55.034 Phân bón 230.112 254.766 245.853 217.548 236.075 199.764 199.746 Thuốc trừ sâu 64.676 97.975 85.652 51.513 73.821 74.753 52.123 Thuốc diệt cỏ 17.215 10.619 9.571 11.554 9.817 9.940 14.140 Chuẩn bị đất 28.947 45.440 45.174 46.437 46.310 40.571 45.461 Sạ, cấy lúa giống 6.702 15.055 16.202 22.220 18.362 23.408 10.993 Chăm sóc, bón phân 15.843 29.826 29.891 41.240 34.706 29.873 25.185 Nhiên liệu tưới tiêu 12.000 23.961 24.900 20.555 20.416 17.726 17.140 Vận chuyển vật tư 137.038 136.631 138.385 182.570 148.083 153.313 173.780 Lãi vay 10.992 25.049 24.443 32.774 24.054 21.546 33.101 Thuế, phí 10.919 10.683 11.132 13.543 11.743 11.990 14.027 Khác 4.381 115.125 108.795 20.202 89.271 18.543 18.900 Tổng chi phí 607.443 822.309 797.632 714.704 769.844 650.654 659.628 Năng suất 698 776 775 726 762 750 782 Giá lúa 2.228 2.133 2.222 2.423 2.286 2.327 2.411 Thu nhập 1.469.591 1.655.952 1.722.063 1.760.229 1.742.463 1.745.216 1.886.407 Lợi nhuận a 862.148 833.643 924.431 1.045.524 972.618 1.094.562 1.226.779 Hỗ trợ giống b 36.796 27.173 26.282 34.283 24.707 39.064

Nguồn: Kết quả khảo sát 261 nông hộ, 2006

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng (Trang 33 - 37)