d Tiêu chí phản ánh số tiền mà nông ân kiếm được khi tham gia sản xuất lúa.
4.5. Một số nhận định của nông dân về hiệu quả sản xuất
a. Mô hình truyền thống
Mô hình được canh tác từ lâu đời, góp phần tăng khả năng tự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tạo thu nhập cho nông hộ; tuy nhiên, mô hình này sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất nên phần nào ảnh hưởng đến sức khoẻ của nông dân, tài nguyên nước bị ô nhiễm và đất bị bạc màu dẫn đến
năng suất lúa giảm dần theo số năm canh tác. Do đó, người dân cần phải chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để khắc phục những điểm yếu của phương pháp canh tác truyền thống.
b. Mô hình cải thiện giống lúa, IPM, ba giảm - ba tăng
Các mô hình này góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, tạo ra thị trường lúa gạo an toàn chất lượng, góp phần gia tăng giá trị gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Hơn nữa, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng đã góp phần nâng cao kiến thức, thông tin cho nông dân, thúc đẩy họ suy nghĩ tòm tòi để đi đến quyết định lựa chọn mô hình sản xuất thích hợp áp dụng trên đồng ruộng, đồng thời tạo điều kiện cho người nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sản xuất.
Làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu trước đây, nâng cao kiến thức về quản lý đồng ruộng biết cách hạch toán trong sản xuất, Giảm lượng giống, giảm việc phun thuốc hoá học hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho chính nông dân và cộng đồng vùng nông thôn, bảo vệ được các loài thiên địch, tái tạo lại cân bằng sinh thái trên đồng ruộng, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần đạt tiêu chuẩn lúa xuất khẩu hàng năm của cả nước, đồng thời góp phần vào việc thực hiện hai chương trình mục tiêu của Chính phủ là "Xoá đói giảm nghèo" và "Làm sạch môi trường"; trong đó, chương trình IPM rất phù hợp với quan điểm thâm canh tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
c. Mô hình sạ hàng, lúa - thuỷ sản, lúa - màu
Sau khi nghiên cứu, phân tích thì đây là những mô hình mang lại hiệu quả sản xuất cao. Tuy nhiên, do một số điều kiện mà các mô hình này chưa được ứng dụng rộng rãi, như thiếu máy sạ hàng, giá hoa màu và thuỷ sản không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, nhưng không ai phủ nhận là khi áp dụng thu nhập tăng hơn các mô hình khác, sức khoẻ cũng tốt hơn vì mô hình sạ hàng
giảm lượng phân thuốc rất nhiều; góp phần chuyển đổi trong quá trình canh tác sang mô hình 2 lúa 1màu hoặc 2 lúa 1 thuỷ sản, cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường và đời sống của nông dân được cải thiện do thu nhập tăng.
Tóm lại, nông dân có thể lựa chọn kết hợp các mô hình cùng một lúc để giảm chi phí đầu tư và tăng năng suất, chất lượng lúa góp phần tăng lợi nhuận. Ví dụ, kết hợp mô hình lúa-màu và mô hình sạ hàng bằng cách ứng dụng canh tác lúa theo phương pháp của mô hình sạ hàng và làm lúa hai vụ. Thực tế, theo điều tra cho thấy nông dân có áp dụng kết hợp các mô hình nhưng do thiếu phương tiện sản xuất nên họ không thể đạt hiệu quả tối đa.