Kết quả thử nghiệm hợp chấ tM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả tác dụng của một vài hợp chất tự nhiên chiết xuất từ thảo mộc trong điều kiện trị bệnh phát sáng do Vibrio harveyi (Trang 48 - 50)

Sau khi sàng lọc, hợp chất M có hiệu quả nhất. Vì thế, bước thử nghiệm tiếp theo là lập lại thí nghiệm kháng sinh đồ cho hợp chất M với số lần lập lại 25 lần. Và kết quả được trình bày trong Bảng 4.5.

Kết quả cho thấy tất cả các nồng độ thử nghiệm của hợp chất M đều có tác dụng đối

với V. harveyi. Tuy nhiên hiệu quả tác dụng ở mỗi nồng độ có sự sai khác ý nghĩa (p <

0,05) sau các khoảng thời gian 4 giờ, 8 giờ và 12 giờ, nhìn chung đường kính vòng vô khuẩn ở mỗi nồng độ tăng sau các khoảng thời gian 4 giờ, 8 giờ và 12 giờ (Bảng 4.4).

Bảng 4.3. So sánh hiệu quả của hợp chất M qua các khoảng thời gian ở từng nồng độ thử nghiệm

Nồng độ (µg/µl)

Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Sau 4 giờ (1) Sau 8 giờ (2) Sau 12 giờ (3) 200 12,95 ± 0,44 13,30 ± 0,48 14,75 ± 1,36

p(1)&(2) = 0,010; p(1)&(3) = 0,000; p(2)&(3) = 0,000 300 14,02 ± 0,44 14,67 ± 0,48 15,41 ± 1,16

p(1)&(2) = 0,000; p(1)&(3) = 0,000; p(2)&(3) = 0,020 400 14,82 ± 0,38 15,18 ± 0,50 15,91 ± 0,50

p(1)&(2) = 0,006; p(1)&(3) = 0,000; p(2)&(3) = 0,000 500 14,89 ± 0,50 15,27 ± 0,64 15,93 ± 0,76

p(1)&(2) = 0,049; p(1)&(3) = 0,000; p(2)&(3) = 0,005 600 14,98 ± 0,45 15,37 ± 0,54 16,12 ± 0,77

p(1)&(2) = 0,008; p(1)&(3) = 0,000; p(2)&(3) = 0,001 700 15,28 ± 0,48 15,90 ± 0,50 16,41 ± 0,83

p(1)&(2) = 0,010; p(1)&(3) = 0,000; p(2)&(3) = 0,004

Sự khác biệt về hiệu quả giữa các nồng độ được trình bày trong Bảng 4.5:

- Sau 4 giờ: so sánh đường kính vòng kháng khuẩn ở 2 nồng độ 200

dụng không khác biệt nhau lắm (p(400)&(500) = 0,558 > 0,05, p(400)&(600) = 0,295 > 0,05, p(500)&(600) = 0,562 > 0,05, p(600)&(700) = 0,053 > 0,05).

- Sau 8 giờ: có sự khác biệt về đường kính của các vòng vô khuẩn

ở các nồng độ 200, 300 và 700 µg/µl so với các nồng độ khác, nhưng giữa các nồng độ 400 µg/µl, 500 µg/µl và 600 µg/µl cho thấy không có sự khác biệt đáng kể của các vòng kháng khuẩn (p(400)&(500) = 0,529 > 0,05, p(400)&(600) = 0,208 > 0,05, p(500)&(600) = 0,611 > 0,05).

- Sau 12 giờ: nhìn chung tác dụng của các nồng độ không còn khác

biệt nhiều (p > 0,05), riêng chỉ thấy ở nồng độ 200 µg/µl có sự khác biệt ý nghĩa so với các nồng độ khác (p(200)&(400) = 0,000 < 0,05, p(200)&(500) = 0,004 < 0,05, p(200)&(600) = 0,000 < 0,05, p(200)&(700) = 0,000 < 0,05), đường kính của các vòng kháng khuẩn ở nồng độ 200 µg/µl nằm trong khoảng 14,75 ± 1,36mm.

Thử nghiệm hiệu quả của hợp chất M ở các nồng độ 200, 300, 400, 500, 600 và 700 µg/µl đều tạo ra các vòng vô khuẩn lớn hơn 12 mm (tức lớn hơn hai lần đường kính đĩa giấy kháng sinh). Kết quả này cho thấy đường kính của các vòng vô khuẩn được tạo ra từ hợp chất M ở các nồng độ thử nghiệm đều có ý nghĩa, tức các nồng độ thử nghiệm của hợp chất M đều có hiệu quả đối với V. harveyi (Lý Thị Thanh Loan và ctv, 2004). Trong các nồng độ thử nghiệm của hợp chất M, nồng độ 700 µg/µl cho các vòng vô khuẩn lớn nhất (sau 4, 8 và 12 giờ lần lượt là 15,28 ± 0,48, 15,90 ± 0,50 và 16,41 ± 0,83 mm) và có sự gia tăng đường kính vòng vô khuẩn từ nồng độ 200 đến nồng độ 700 µg/µl. Nhưng nhìn chung ở các nồng độ 400, 500, 600 và 700 µg/µl của hợp chất M không có sự khác biệt đáng kể về đường kính vòng vô khuẩn sau các khoảng thời gian thử nghiệm (p > 0,05), tức các nồng độ này cho hiệu quả tác dụng với vi khuẩn gần như nhau và như thế có thể xem nồng độ 400 µg/µl là mức nồng độ có ý nghĩa đối với V. harveyi.

Bảng 4.4. So sánh đường kính vòng vô khuẩn giữa các nồng độ sau các khoảng thời gian đối với V. harveyi

Thời gian

Đường kính vòng vô khuẩn (mm) 200 µg/µl (1) 300 µg/µl (2) 400 µg/µl (3) 500 µg/µl (4) 600 µg/µl (5) 700 µg/µl (6) 4 giờ 12,95 ± 0,44 14,02 ± 0,44 14,82 ± 0,38 14,89 ± 0,50 14,98 ± 0,45 15,28 ± 0,48

p(1)&(2) = 0,000 p(1)&(3) = 0,000 p(1)&(4) = 0,000 p(1)&(5) = 0,000 p(1)&(6) = 0,000 p(2)&(3) = 0,000 p(2)&(4) = 0,000 p(2)&(5) = 0,000 p(2)&(6) = 0,000 p(3)&(4) = 0,558 p(3)&(5) = 0,295 p(3)&(6) = 0,003 p(4)&(5) = 0,562 p(4)&(6) = 0, 007 p(5)&(6) = 0,053

8 giờ 13,30 ± 0,48 14,67 ± 0,48 15,18 ± 0,50 15,27 ± 0,64 15,37 ± 0,54 15,90 ± 0,50 p(1)&(2) = 0,000 p(1)&(3) = 0,000 p(1)&(4) = 0,000

p(1)&(5) = 0,000 p(1)&(6) = 0,000 p(2)&(3) = 0,008 p(2)&(4) = 0,001 p(2)&(5) = 0,000 p(2)&(6) = 0,000 p(3)&(4) = 0,529 p(3)&(5) = 0,208 p(3)&(6) = 0,000 p(4)&(5) = 0,611 p(4)&(6) = 0,002 p(5)&(6) = 0,004

12 giờ 14,75 ± 1,36 15,41 ± 1,16 15,91 ± 0,50 15,93 ± 0,76 16,12 ± 0,77 16,41 ± 0,83 p(1)&(2) = 0,132 p(1)&(3) = 0,000 p(1)&(4) = 0,004

p(1)&(5) = 0,000 p(1)&(6) = 0,000 p(2)&(3) = 0,056 p(2)&(4) = 0,127 p(2)&(5) = 0,064 p(2)&(6) = 0,011 p(3)&(4) = 0,922 p(3)&(5) = 0,328 p(3)&(6) = 0,038 p(4)&(5) = 0,413 p(4)&(6) = 0,098 p(5)&(6) = 0,236

Hình 4.1. Kết quả kháng sinh đồ của hợp chất M

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả tác dụng của một vài hợp chất tự nhiên chiết xuất từ thảo mộc trong điều kiện trị bệnh phát sáng do Vibrio harveyi (Trang 48 - 50)