Trong kỹ thuật nuôi tôm, vấn đề chất lượng nước nuôi rất quan trọng. Nước nuôi tôm phải có các tính chất hoá lý phù hợp với tôm, nếu không có thể làm tôm bị sốc và chết. Vì vậy trước khi thả tôm, cần phải tiến hành kiểm tra các tính chất hoá lý của nước nuôi.
Phương pháp kiểm tra các tính chất hoá lý của nước:
- Đo độ mặn của nước biển bằng máy đo độ mặn.
- Đo pH: dùng pH meter cầm tay để đo pH.
- NH3/: sử dụng bộ test NH3 của Sera.
- Đo COD: dùng KMnO4 để oxy hóa các chất hữu cơ, sau đó dùng
KI trung hòa KMnO4 dư và chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,01N với chỉ thị hồ tinh bột.
- Đo DO: dùng MnCl2 và KI/NaOH để cố định mẫu nước và
chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,01N với chỉ thị hồ tinh bột.
Trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra để đảm bảo chất lượng của nước nuôi tôm.
3.3.2.2. Tiến hành thu mẫu và kiểm tra vi khuẩn
Tiến hành lấy mẫu nước và mẫu tôm tại các thời điểm:
- Trước khi gây cảm nhiễm.
- Khi gây cảm nhiễm.
- Sau 7 ngày dùng thuốc.
- Sau 10 ngày dùng thuốc.
- Sau 14 ngày dùng thuốc.
Kiểm tra vi khuẩn trong mẫu nước
Lấy mỗi bể khoảng 25 ml nước, các mẫu nước của các bể cùng lô thị nghiệm được trộn lại đựng trong bình nhựa để mang về phân tích. Mẫu nước đem về phòng thí nghiệm sẽ được kiểm tra bằng cách trải cho thật khô trên các đĩa thạch chứa môi trường TCBS, mỗi lô sẽ cấy 3 đĩa: 2 đĩa cấy với 50 µl mẫu nước và một đĩa cấy với 100 µl mẫu nước.
Kiểm tra vi khuẩn trong tôm
- Mỗi lần lấy mẫu bắt khoảng 3 con ở mỗi bể.
- Tiến hành lấy mẫu máu tôm của từng con (0,1 ml).
- Sau đó mẫu máu của từng con sẽ được cấy trải lên 1 đĩa thạch
chứa môi trường TCBS. Ủ trong tủ ấm ở 300C trong 24 giờ.
- Xác định các khuẩn lạc nghi ngờ là các khuẩn lạc màu lục, khi
quan sát trong tối thấy phát sáng.
- Cấy vi khuẩn sang môi trường BHIA + 2% NaCl, ủ trong tủ ấm
ở 300C trong 24 giờ để tăng sinh khối vi khuẩn.
- Kiểm tra các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn: khả năng sử dụng
các đường glucose, sorbitol, manitol, sucrose, lactose, galactose; khả năng sử dụng citrate như nguồn carbone duy nhất trên môi trường Simons Citrate Agar; khả năng sinh gas từ glucose; khả năng phân giải Gelatin; khả năng khử Nitrate; phản ứng Indol hoá; khả năng sử dụng các acid amin như arginine, lysine, ornitine; phản ứng với esculine; khả năng sử dụng tinh bột; phản ứng VP và phản ứng O/F (Jonh, 1994).