Kêu gọi chính sách tiêu dùng hàng nội địa của người dân:

Một phần của tài liệu Luận văn: Tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam doc (Trang 67 - 70)

Sựưu tiên tiêu dùng hàng nội địa không phải là một vấn đề mới mẻ gì trên thế

giới. Các nước đã kêu gọi thành công trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy sĩ, Hà Lan,…là những bài học về ý thức dân tộc, ý thức về tầm quan trọng trong cách tiêu dùng của mỗi người dân góp phần ổn định, phát triển nền kinh tế của

đất nước. Một người Hàn Quốc dù đi bất cứ nơi đâu họ vẫn ưu tiên sử dụng hàng hóa có xuất sứ từ chính quốc gia họ dù giá cả có thể mắc hơn, tính dân tộc rất cao.

Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên thấy tâm lý chuộng giá rẻ của những người có thu nhập trung bình trở xuống, còn có thu nhập khá hơn thì lại chuộng hàng ngoại nhập, còn thu nhập cao thì hầu hết ta thấy gần như mọi thứ xung quanh họđều là hàng hiệu xuất sứ từ những thương hiệu trên thế giới để thể hiện bản thân. “ Chỉ cần quan sát thì chúng ta có thể nhận ra điều đó?”

Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân nào cả, mà cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các nhà sản xuất trong nước, và mỗi người dân phải hiểu được vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của mình.

Thứ nhất, về phía chính phủ, các tổ chức tuyên truyền từ trung ương đến địa phương phải thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền, những chính sách kêu gọi, những ưu đãi, những hành động biểu dương thiết thực hơn cho mỗi người dân, hộ

gia đình, tổ chức khi họ sử dụng hàng hóa được sản xuất trong nước, giúp mọi người nhận thức và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của họ trong việc sử dụng hàng Việt.

Thứ hai, về phía doanh nghiệp sản xuất phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đáng tin cậy, giá thành hợp lý, tạo sự sẵn có trên thị trường (mở rộng kênh phân phối) – tránh tình huống người mua muốn mua nhưng mà hàng hóa thì không thấy đâu. Các doanh nghiệp phải hiểu rằng Việt Nam có hơn 80 triệu dân và có mức độ tiêu dùng

được các nước trên thế giới đánh giá là có tiềm năm lớn. Nếu ngay trên sân nhà với rất nhiều lợi thế mà các doanh nghiệp còn không cạnh tranh nổi thì việc thắng bạn trên sân khách lại là một điều khó khăn.

Về phía mọi người dân, bản thân mọi người cần phải ý thức nhiều hơn nữa trong hành vi tiêu dùng của mình, ưu tiên sử dụng hàng Việt để cùng nhau “góp gió thành bão” góp sức mình vào công cuộc phát triển nền kinh tế của đất nước.

Kết lun chương 4:

Điều hành chính sách tỷ giá sao cho tiền đồng có thể đáp ứng được ngang giá sức mua so với một rổ tiền tệ là một trong những gợi ý của bản thân đối với chính sách tỷ giá hiện nay. Neo tỷ giá vào một rổ tiền và sử dụng REER như là công cụ để đo lường mức độ định giá cao hay thấp của tiền đồng, từđó có các biện pháp thích hợp để điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Năm 2008, VND đã định giá cao so với rổ tiền và đến cuối năm 2009 tiền đồng

đã bị phá giá và dư âm của đợt phá giá vẫn đang diễn ra tiếp tục trong năm 2010, bên cạnh đó kết quả tính REER của năm 2009 đã đạt cân bằng sức mua so với rổ tiền. Mặc dù, phá giá hay làm giảm giá trị tiền đồng có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong nước nhưng theo ý kiến chủ quan của Tôi trong thời điểm này không nên phá giá tiền đồng mà tiến hành ổn định tỷ giá và các mục tiêu vĩ mô

Nhằm hỗ trợ cho việc ổn định tỷ giá, Tôi cũng có gợi ý NHNN nên sử dụng nhiều hơn công cụ chính sách tiền tệ. Mặc dù tỷ giá có tác động nhất định đến cán cân thương mại, nhưng mức độ tác động này nhỏ. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh

của hàng hóa Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ và cả môi trường kinh tế

thế giới... Vì vậy, không nên quá kỳ vọng vào tỷ giá để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế, trong đó có mục tiêu hỗ trợ khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết cùng với gia tăng hoạt động mạnh hơn nữa của thị trường tỷ giá liên ngân hàng. NHNN cần có các biện pháp tiếp tục bám sát diễn biến thị trường tài chính trên thế giới và trong nước để có những biện pháp dự báo, dự

phòng thích hợp để dễ dàng ứng phó với những rủi ro khủng hoảng trên thế giới.

KT LUN

Mục tiêu của nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại, cũng như nghiên cứu khả năng vận dụng chính sách tỷ giá nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong nước.Kết quả tính toán cho thấy tỷ giá thực có tác động lên cán cân thương mại của Việt Nam.

Theo kết quả tính REER theo năm thì tiền đồng năm 2008 bịđịnh giá cao so với rổ tiền và đến năm 2009 thì trở lại mức cân bằng sức mua so với rổ tiền tệ thì tiền đồng vào năm này bị mất giá và đạt lại mức cân bằng sức mua.

Từ kết quả phân tích kết hợp với những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước

đó của các chuyên gia trên thế giới và tình hình vĩ mô hiện tại của Việt Nam, Theo nhận định chủ quan của bản thân Tôi xin đề xuất không tiếp tục thực hiện chính sách phá giá tiền đồng để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu tại thời điểm hiện tại, cần ưu tiên chính sách bình ổn tỷ giá và đạt được các mục tiêu vĩ mô khác nhằm ổn

định phát triển kinh tế đất nước vì Việt Nam đồng đã được phá giá cuối năm 2009 và giữa năm 2010 tiếp tục bị dư âm và áp lực giảm giá liên tục do các yếu tố kỳ vọng và

đầu cơ.

Nên tiếp tục sử dụng tỷ giá thực đa phương làm tỷ giá mục tiêu và tỷ giá sẽ được điều chỉnh để hướng về ngang giá sức mua so với một rổ tiền nhằm đảm bảo khả

năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước đồng thời cũng phải đảm bảo các chỉ

tiêu vĩ mô. Tạm giữ biên độ tỷ giá 3% trong thời điểm hiện tại, nâng cao hiệu quả hoạt

động của thị trường tỷ giá liên ngân hàng và tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá thả

nổi có kiểm soát.

Do hạn chế về kiến thức chuyên sâu, thời gian, số liệu, phương pháp nghiên cứu và cũng do mục tiêu đã chọn ban đầu nên đề tài đã không tính hệ số co giãn xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như chưa đưa ra được các nhận định về tác động của tỷ giá thực đối với xuất nhập khẩu với độ trễ thời gian khác nhau. Vì vậy, để có thểđanh giá toàn diện hơn tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của Việt Nam và cần cân

Một phần của tài liệu Luận văn: Tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam doc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)