Các mục tiêu cân bằng cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn: Tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam doc (Trang 54 - 57)

Đối với bất kỳ một quốc gia nào chính sách tỷ giá dùng để điều hành một nền kinh tế đều phải gắn với một nhiệm vụ, mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế gắn với từng giai đoạn. Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng thế giới liên tục xảy ra, sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước khác trên thế giới còn kém, việc lựa chọn chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát của chính phủ Việt Nam phải luôn hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững. Mục tiêu của chính sách tỷ giá là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước và ổn định môi trường vĩ mô trong nước, những mục tiêu này luôn có mối quan hệ hữu cơ tương tác lẫn nhau trong việc định hướng của một chính sách tỷ giá:

Sau đây xin giới thiệu một vài mục tiêu cụ thể: (1) Đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

(2) Ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

(3) Thị trường ngoại hối nói riêng và thị trường tài chính nói chung phải tương đối ổn

định không có những biến động lớn để ít có những tác động tiêu cực đến hoạt xuất khẩu, nhập khẩu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

(4) Bảo đảm có thể kiểm soát được nợ công. (5) Ngăn ngừa khủng hoảng tiền tệ.

(6) Hạn chế tác động của những cú sốc từ bên ngoài.

(7) Thúc đẩy tăng trưởng, khuyến khích đầu tư nước ngoài đúng mức, qua đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa quốc gia.

(8) Tạo những điều kiện tiền đề để Việt Nam đồng có thể trở thành đồng tiền chuyển

đổi, chống hiện tượng đô la hóa quá mức nền kinh tế.

Trong các mục tiêu nêu trên, hai mục tiêu đầu là các mục tiêu cơ bản. Mục tiêu thứ ba thực ra là kết quả từ việc thực hiện tốt hai mục tiêu đầu. Các mục tiêu 4, 5, 6: chính sách tỷ giá được điều hành vì mục tiêu phòng ngừa và tránh để xảy ra khủng hoảng. Nếu các mục tiêu từ 1 đến 6 được thực hiện tốt sẽ cung cấp một nền tảng cho tăng trưởng và nâng cao vị thế tiền đồng (mục tiêu 7, 8)

Kết lun chương 3:

Với những điều kiện cụ thể của nền kinh tế như trên thì khả năng phá giá để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước trong thời điểm hiện tại thì thật sự chưa cần thiết vì diễn biến rất phức tạp của nền kinh tế, việc làm cho đồng nội tệ

mất giá liên tục sẽ làm mất lòng tin vào giá trị của đồng nội tệ, tâm lý kỳ vọng, đầu cơ, găm giữ ngoại tệ,… sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Thêm vào đó, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện tại chưa đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi có biến cố liên quan đến đồng nội tệ mất giá, áp lực lạm phát gia tăng, nợ quốc gia đang tiến sát ngưỡng giới hạn cho phép, sự lệ thuộc vào các hàng hóa nhập khẩu tất yếu vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cán cân thương mại.

Vì vậy, một giải pháp phá giá tiền đồng trong thời điểm hiện tại không phải là phương pháp tối ưu và cần phải ưu tiên ổn định kinh tế, và cần phải chuẩn bị kỹ các phương án phòng ngừa rủi ro trước khi đưa ra quyết định cụ thể.

Bên cạnh đó chính phủ nên có những giải pháp khác hỗ trợ doanh nghiệp như tung thêm những ưu đãi về tiếp cận vốn vay, hỗ trợ lãi suất, ưu đãi thuế, các gói kích cầu, …

Một phần của tài liệu Luận văn: Tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam doc (Trang 54 - 57)