SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM HỎNG KHÔNG SỬA CHƯA ĐƯỢC

Một phần của tài liệu 5 Thực trạng và giải pháp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10 (Trang 58 - 62)

3. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM HỎNG KHÔNG SỬA CHƯA ĐƯỢC

KHÔNG SỬA CHƯA ĐƯỢC

Việc hạch toán sản phẩm hỏng như vậy sẽ giúp cho nhà quản lý thấy được giá trị sản phẩm hỏng là bao nhiêu, kịp thời phát hiện ra các nguyên nhân gây hỏng để đề ra biện pháp xử lý hữu hiệu cũng như công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

3.5. Hoàn thiện phân bổ chi phí sản xuất chung.

Hiện tại, Công ty May 10 đang áp dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương sản phẩm i. Theo chuẩn mực mới hiện hành thì chi phí sản xuất chung được phân bổ theo mức công suất. Đối với các doanh nghiệp

TK 111,112,152,334 TK 154 TK 1381 TK 811 Giá trị sản phẩm hỏng TK 627 Tính v o CPSXà Tính v o chi phíà Bất thường Giá trị PL thu hồi Giá trị nhận bồi thường

sản xuất như Công ty May 10 thì việc áp dụng phân bổ chi phí sản xuất theo công suất là hợp lý, việc áp dụng chuẩn mực mới còn đảm bảo tính cập nhật thông tin và tránh được lạc hậu so với chế độ.

 Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung cố định

 Đối với trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Với khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết cho chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

3.6. Hoàn thiện việc tính giá thành.

Công ty May 10 vừa tiến hành sản xuất sản phẩm tại Công ty đồng thời tiến hành thuê ngoài gia công. Trong đó tiền thuê ngoài gia công được theo dõi theo từng sản phẩm, cho từng đơn vị nhận gia công thông qua hợp đồng đã ký kết hai bên và số sản phẩm hoàn thành nhập kho. Như vậy, đối với sản phẩm thuê ngoài gia công, Công ty có thể tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Nhưng thực tế, khi tính giá thành sản phẩm, Công ty tính chung cho tất cả các

sản phẩm mà không phân biệt sản phẩm đó là sản phẩm được sản xuất tại Công ty hay thuê ngoài gia công. Việc tính giá thành như vậy có hai điều bất cập sau:

Thứ nhất: Các khoản chi phí cho việc sản xuất ra sản phẩm tại Công ty

và thuê ngoài gia công là hoàn toàn khác nhau, do đó việc tính giá thành sản phẩm hiện nay tại Công ty là chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nguyên tắc chính xác của kế toán.

Thứ hai: Việc tính giá thành sản phẩm đồng nhất giữa sản phẩm sản xuất

tại Công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công là chưa cung cấp được thông tin về việc sản xuất tại Công ty là hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công hiệu quả hơn.

Theo em, Công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm riêng đối với sản phẩm sản xuất tại Công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công. Từ đó, có thể so sánh được sản xuất tại Công ty hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công hiệu quả hơn để từ đó ra quyết định đúng đắn, đồng thời đảm bảo tính chính xác. Từ đó các nhà lãnh đạo có thể chọn phương thức thuê ngoài hay sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.

Ví dụ: Tính giá thành sản phẩm SM LiFung trong tháng 3/ 2003.  Sản xuất tại Công ty.

• Sản phẩm nhập kho: 9.493 (áo).

• Chi phí nhân công trực tiếp: 54.197.695 (áo). • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 8.615.015 (đ) • Chi phí sản xuất chung: 21.113.549 (đồng).

-> Tổng giá thành sản xuất sản phẩm SM LiFung tại Công ty là: 83.926.259 (đ).

-> Giá thành đơn vị là: 8.841 (đ/áo).  Sản phẩm thuê ngoài gia công.

• Sản phẩm nhập kho: 32.536 (đ).

• Chi phí thuê ngoài gia công: 291.522.560 (đ).

• Chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm SM LiFung thuê ngoài gia công: 29.526.823 (đ).

-> Tổng giá thành sản phẩm thuê ngoài gia công là: 321.049.383 (đ). -> Giá thành đơn vị là: 9.868 (đ/ áo).

Như vậy, việc sản xuất sản phẩm LiFung tại Công ty là hiệu quả hơn. Dó đó Công ty nên tiến hành sản xuất tại Công ty sản phẩm LiFung vì Giá thành đơn vị sản xuất tại Công ty thấp hơn. Mặt khác khi Công ty tính giá thành gộp cả sản phẩm thuê ngoài và sản xuất tại Công ty thì giá thành đơn vị của Công ty vẫn cao hơn rất nhiều (9.712 (đ/ áo)) so với Công ty sản xuất riêng.

3.7. Hoàn thiện hệ thống sổ sách.

Hiện nay Công ty May 10 đang áp dụng hình thức nhật ký chung để tổ chức hệ thống kế toán, số lượng sổ kế toán mà Công ty mở là tương đối đầy đủ tuy nhiên hình thức sổ kế toán của Công ty như: Sổ cái các TK, Sổ chi tiết các TK còn chưa được rõ ràng. Chẳng hạn, các mẫu sổ này còn chưa phản ánh mục: ngày tháng ghi sổ, chứng từ, diễn giải các nghiệp vụ phát sinh.

Theo em để tiện cho quản lý và theo dõi thì hệ thống sổ sách (sổ cái, sổ chi tiết) nên thiết kế gồm những mục trên.

Một phần của tài liệu 5 Thực trạng và giải pháp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w