Vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đặt tại thị trấn Prypiat, Ukraina diễn ra vào lúc 1 giờ 23 phút giờ sáng thứ bảy ngày 26 tháng 4 năm 1986 [23]. Có hai giả thiết về nguyên nhân xảy ra sự cố:
- Một là do sự yếu kém về thiết kế của dạng lò RBMK đặc biệt là các thanh điều khiển.
- Hai là ban điều hành của nhà máy không hiểu rõ cách thức hoạt động của dạng lò RBMK dẫn tới việc vận hành nhà máy sai quy tắc an toàn khiến sự cố xảy ra.
Đây chỉ là hai giả thiết vì vẫn chưa có một cuộc điều tra nào công bố rõ trách nhiệm thuộc về ai, thậm chí một số nhà nghiên cứu độc lập còn cho rằng
Vụ nổ thổi tung nóc lò phản ứng hạt nhân vốn dĩ không có tường bao (do giảm chi phí xây dựng) tạo một đám mây phóng xạ khổng lồ che phủ khắp Nga, Belarus, Ukraina, lan rộng đến cả Anh, Pháp, Đức, Slovakia, Thổ Nhĩ Kì v.v... Hơn 200 người nhập viện lập tức, trong số đó có 31 người chết, ước tính có hơn 300.000 người nhiễm phóng xạ liều cao trong nỗ lực xử lý thảm họa, một khu vực sơ tán khẩn có bán kính 30 km ngay lập tức được hình thành khiến 150.000 người mất nhà cửa, thị trấn Prypiat trở thành một thành phố ma. [23]
Chính phủ thành lập một nhóm khắc phụ hậu quả hạt nhân với sự tham gia của nhiều lực lượng từ lính cứu hỏa cho tới quân đội. Bất chấp việc nhìn rõ được cái chết vì lượng phóng xạ cực mạnh nhưng những người tham gia cứu hộ vẫn dũng cảm lao vào cuộc, họ trực tiếp dập lửa, bơm nước vào lò phản ứng, thậm chí còn có người phải lặn xuống nước để mở nắp cống mà không có một dụng cụ bảo hộ hạt nhân nào. Các rô-bốt tạo nên một cỗ quan tài bê tông bao phủ khắp nhà máy hy vọng sẽ ngăn được phóng xạ thất thoát ra ngoài. Thế nhưng cho đến những năm sau đó, người ta mới nhận ra rằng những nỗ lực cứu hộ là vô ích, không có một biện pháp nào có thể khắc phục được thảm họa này, cỗ quan tài bê tông cũng yếu dần và cần được gia cố lại, thậm chí chỉ cần một trận động đất nhẹ cũng đủ làm sập toàn bộ phần mái. Dự tính cần 1,5 tỷ USD để xây lại lớp vỏ bảo vệ mới nhưng mới chỉ có 900 triệu USD được chi ra. [23]
Thảm họa hạt nhân Chernobyl thực sự là một đòn giáng mạnh vào nền công nghiệp hạt nhân của Nga và của cả thế giới, lòng tin dần mất đi đối với loại năng lượng này mặc cho những nỗ lực khắc phục hậu quả.