Mỹ và các nước phương Tây

Một phần của tài liệu Điện hạt nhân ở việt nam (Trang 41 - 42)

Vị thế số một của Mỹ trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân từ lâu đã được khẳng định, 104 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động tạo ra lượng điện năng chiếm 20% cả nước đã nói lên rằng không ai khác ngoài Mỹ là nước có nền công nghiệp nguyên tử phát triển nhất. Ngoài sự cố ở Đảo Ba Dặm, trong suốt hơn 50 năm, các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ luôn hoạt động an toàn[Theo thống kê của cục năng lượng nguyên tử Mỹ]. Năm 2002, tổng thống G.Bush đã công bố một chương trình mang tên “Tầm nhìn 2020” với nội dung chính là khuyến khích các trung tâm nghiên cứu hạt nhân xây dựng một thế hệ lò mới có hiệu suất cao hơn, an toàn hơn, giảm sự phụ thuộc vào con người, đồng thời tiếp tục nâng cao sản lượng điện hạt nhân lên thêm 10000 MW vào năm 2012.

Cuối năm 2010 vừa qua, Nghị viện Châu Âu đồng ý bỏ phiếu tán thành nghị quyết cho rằng năng lượng hạt nhân là tuyệt đối cần thiết để EU đáp ứng nhu cầu điện năng trung hạn. Nghị quyết đó đã được thể hiện bằng hành động thực tế của một loạt các nước. Vương quốc Anh đã quyết định tái khởi động chương trình điện hạt nhân, phê chuẩn kế hoạch xây dựng một thế hệ nhà máy điện hạt nhân mới thay thế cho những nhà máy sẽ hết hạn hoạt động vào năm 2030.

Pháp là nước có tỷ trọng điện hạt nhân cao thứ nhì châu Âu với khoảng 73%, chỉ đứng sau Lunathia với 83% [20]. Sở hữu 3 trong số 10 nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới chứng tỏ rằng điện hạt nhân chính là lựa chọn của nền công nghiệp năng lượng nước này. Công ty điện Electricite de France là công ty điện lớn nhất Châu Âu là nơi đào tạo nhân lực cho ngành điện hạt nhân thuộc loại tốt nhất thế giới, với kinh nghiệm hàng đầu của mình vừa qua chính phủ Pháp đã ký cam kết giúp đỡ Việt Nam về mặt đào tạo nhân sự nếu Việt Nam tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Tuy nhiên không phải đất nước nào trong khối EU cũng ủng hộ loại hình năng lượng này, Bỉ, Đức, Thụy Điển là 3 nước đang cắt giảm tỷ trọng điện hạt nhân, thay

thủ tướng Đức Angela Merkel đã quyết định đóng của 7/17 nhà máy điện hạt nhân của nước này, chính phủ Bỉ và Thụy Điển cũng đang có những động thái tương tự. Thế nhưng việc ứng dụng các loại năng lượng thay thế cũng không phải là việc dễ dàng bởi chi phí xây dựng các nhà máy điện loại này quá cao và sẽ đẩy giá điện tăng cao gây ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế của các nước này và đây thực sự là bài toán đau đầu của những người đứng đầu chính phủ .

Như vậy với hơn 146 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên khắp châu Âu và 104 đối với Mỹ thì điện hạt nhân vẫn đang là nguồn năng lượng không thể thay thế [Thống kê của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA năm 2009]. Mặc dù vẫn có những ý kiến phản đối về nguồn năng lượng này thế nhưng những ưu điểm không thể chối cãi cùng với nhu cầu bức thiết của nền công nghiệp khiến điện hạt nhân vẫn được tiếp tục phát triển và ngày càng lan rộng sang các khu vực khác mà điển hình là châu Á.

Một phần của tài liệu Điện hạt nhân ở việt nam (Trang 41 - 42)