5.1 Kết Luận
Sau đợt khủng hoảng sản lượng thừa vào tháng 10 năm 2003, tình hình nuôi cá bè tại huyện Tân Châu nói riêng và tại tỉnh An Giang nói chung đã dần dần khôi phục và ổn định.
Qui mô và sản lượng cá nuôi bè của huyện chỉ ở mức trung bình, chưa bằng một số xã và huyện trong tỉnh như Châu Đốc, Long Xuyên, Phú Tân, Châu Phú.
Hiện nay, các loài cá nuôi bè phổ biến trong huyện gồm cá basa, hú, he và nhất là cá tra. Bên cạnh đó, một số đối tượng khác như cá mè vinh, rô phi, điêu hồng sẽ được chọn nuôi nhiều trong thời gian tới nhằm đa dạng hóa loài cá nuôi.
Nguồn giống sử dụng để nuôi cá bè đa phần là giống nhân tạo. Xử lý cá giống trước khi thả nuôi luôn được chú trọng với 97,56% số hộ thường xuyên xử lý cá bằng muối hoặc thuốc tím.
Mật độ nuôi cá bè ở huyện khá cao, mật độ phổ biến đối với cá hú, basa là 81 – 130 con/m3 và từ 131 – 160 con/m3 đối với cá tra.
Thức ăn cung cấp cho các loài cá nuôi bè thường là thức ăn do các hộ nuôi tự chế biến với nguyên liệu chủ yếu là cám gạo và cá tạp, các loại khác như bánh dầu, bột cá, rau củ và thức ăn công nghiệp ít được sử dụng hơn.
Công tác quản lý và chăm sóc bè cá tại các hộ nuôi được thực hiện tương tốt và đang dần dần được chú trọng hơn để nâng cao chất lượng cá thành phẩm.
Không có sự khác biệt đáng kể về kỹ thuật nuôi cá bè tại ba khu vực điều tra. Sự khác biệt trong phương pháp nuôi giữa các loài được thể hiện qua mật độ thả cá và thời gian nuôi.
Bệnh cá thường xuất hiện quanh năm. Vì thế, việc phòng và trị bệnh cho cá luôn được người nuôi quan tâm. Các loại thuốc sử dụng thường là các loại vitamin, thuốc bổ và các loại kháng sinh.
Lợi ích kinh tế mang lại từ nuôi cá bè khá cao so với các ngành sản xuất nông nghiệp khác trong huyện và một số ngành khác. Nuôi cá tra kinh tế hơn nuôi các đối tượng khác và là nguyên nhân khiến số lượng bè nuôi cá tra tăng trong thời gian gần đây.
Huyện Tân Châu rất có tiềm năng phát triển nuôi cá bè ngang bằng với các huyện và thị trấn khác trong tỉnh. Tuy nhiên, để khai thác một cách bền vững và hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất, sự phát triển nuôi cá bè phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và thực hiện đúng theo chính sách nhà nước.
5.2 Đề Nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp một số ý kiến sau:
- Cần xác định khẩu phần thức ăn hợp lý cho từng giai đoạn phát triển của cá nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian nuôi.
- Cơ cấu lại ngưồn thức ăn sử dụng nhằm tăng lượng protein trong thịt cá, giúp nâng cao chất lượng thịt và hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi.
- Bè cá phải được sắp xếp, đảm bảo đúng cự ly, không nên xếp bè quá sát nhau dưới 5m sẽ làm cản trở dòng nước, bệnh dễ lây lan từ bè sang bè làm giảm hiệu quả sản xuất.
- Giải pháp về nguồn vốn vay là yêu cầu cấp thiết, các ngành chức năng cần hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn nữa như cho vay với chế độ ưu đãi, giảm bớt những thủ tục rườm rà, thành lập các quỹ tín dụng… để giúp người dân tiếp tục yên tâm sản xuất. Ngoài ra, việc tăng cường vốn đầu tư cho ngành nghề này phát triển cũng lá một giải pháp rất thiết thực.
- Công tác khuyến ngư cần được quan tâm phát triển hơn nữa để người dân kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường và kỹ thuật sản xuất, đồng thời nâng cao ý thức sản xuất của người dân, tránh tình trạng làm ô nhiễm nguồn nước, sản phẫm không đạt chất lượng.
- Các Ban, Ngành chức năng cần phối hợp tốt với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản để tiếp tục mở rộng thị trường, quy hoạch vùng nuôi sao cho hợp lí, đảm bảo tính ổn định cho ngành thủy sản của huyện nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẠM VĂN KHÁNH, 2003. Kỹ thuật nuôi cá tra và basa trong bè, NXB Nông
Nghiệp. Tp. HCM, 42 trang.
PHẠM VĂN KHÁNH, 2004. Kỹ thuật nuôi cá hú trong bè, NXB Nông Nghiệp. Tp. HCM, 35 trang.
NGÔ TRỌNG LƯ và THÁI BÁ HỒ, 2001. Cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocourti). Trong Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt. NXB Nông Nghiệp. Hà Nôi; trang: 78-93.
BÙI QUANG TỀ và VŨ THỊ TÁM, 1994. Những bệnh thường gặp của tôm cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông Nghiệp. Tp. HCM, 78 trang.
NGUYỄN VĂN CHUNG, 2002. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá bè ở tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
PHẠM AN ĐÔ, 1994. Phân tích hiệu quả kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi cá bè tại Châu Đốc, An Giang. Luận văn tốt nghiệp Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
H.R.SCHMITTOU, M.C.CREMER and ZHANG SCHMITTOU, 1998. Những nguyên lý và ứng dụng nuôi cá với mật độ cao trong bè nhỏ. (Dịch từ bản tiếng Anh Principles and practices of high density fish culture in low volume cages. TRẦN TRỌNG CHIỂN dịch, 2000). NXB Nông Nghiệp. Hà Nội. HUYNH PHAM VIET HUY, 2003. Potentials and constraints in the development of
wastewater-fed aquaculture systems in the peri-urban area of Ho Chi Minh city, Vietnam. M.Sc Thesis. Asian Institute of Technology. Thailand.
TRONG, TRINH QUOC, NGUYEN VAN HAO, DON GRIFFITHS, 2002. Status of Pangasiid aquaculture in Vietnam. MRC technical paper No 2. Mekong River Commission. Phnom Penh. 16 pp. ISSN: 1683 – 1489. URL:http://www.mekonginfo.org/mrc_en/doclib.nsf/0/608E14B96F2D78E14 7256DE30029448E/$FILE/FULLTEXT.pdf.
NGUYEN THANH TUNG, NGUYEN VAN THANH and MICHAEL PHILLIPS, 2004. A case study of Vietnam. Policy research – implication of liberalization
of fish trade for developing countries.
EDWARDS, P., LE ANH TUAN and ALLAN, G.L. 2004. A survey of marine trash fish and fish meal as aquaculture fish ingredienst in Vietnam. ACIAR working paper. No 57: 39-44.
NGUYEN VAN THUONG, HA PHUOC HUNG, LE ANH KHA, DUONG TRI DUNG, 1999. Spieces composition and distribution of Pangasiidae family in
the Mekong River Delta, South
Vietnam.URL:http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/thamkhao/dqta/pa ngasiidae.pdf.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA
- Bảng hỏi số: - Ngày: - Địa điểm:
- Tên người phỏng vấn: Điện thoại (nếu có):