Lập kế hoạch và thiết kế các phơng pháp kiểm toán

Một phần của tài liệu 135 Kiểm toán các ước tính Kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do Công ty Kiểm toán Việt Nam... (Trang 25 - 27)

III. quy trình kiểm toán các ớc tính kế toán trong đơn vị kinh doanh bảo hiểm

1.Lập kế hoạch và thiết kế các phơng pháp kiểm toán

Để giúp cho việc lập kế hoạch và thiết kế phơng pháp kiểm toán thực hiện có hiệu quả, các giám đốc kiểm toán và các kiểm toán viên cao cấp thờng lập Chiến lợc kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300- Kế hoạch kiểm toán, chiến lợc kiểm toán đợc hiểu là định hớng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của Công ty kiểm toán về tình hình hoạt động của khách hàng và trọng tâm của cuộc kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phơng pháp kiểm toán bao gồm các bớc công việc sau:

+ Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán: trong bớc này, các kiểm toán viên tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng; Ban giám đốc lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán và nếu quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng thì công ty kiểm toán và công ty khách hàng sẽ ký kết hợp đồng kiểm toán.

+ Thu thập thông tin cơ sở: sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trong giai đoạn này, nh đã đợc xác định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300- Lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đa ra đánh giá ban đầu

về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác.

+ Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: nếu các thông tin cơ sở đợc thu thập ở trên giúp cho kiểm toán viên hiểu đợc về các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt đợc các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này. Những thông tin đó bao gồm: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong một vài năm trớc; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; các hợp đồng và cam kết quan trọng..

+ Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi đã thu thập đợc các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ đợc sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Các thủ tục phân tích đợc kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại cơ bản là phân tích dọc (hay còn gọi là phân tích tỷ suất) và phân tích ngang.

+ Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: các ớc tính kế toán thờng đợc đánh giá là trọng yếu do các ớc tính kế toán chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi phí sản phẩm doanh nghiệp và nó ảnh hởng tới các chỉ tiêu khác trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, các ớc tính kế toán dễ có khả năng xảy ra sai phạm trong yếu, rủi ro tiềm tàng của các tài khoản phản ánh các ớc tính kế toán thờng đợc đánh giá là cao vì việc vào sổ đúng đắn các khoản mục này không những đòi hỏi sự hiểu biết về bản chất các khoản mục, về lý thuyết liên quan mà còn cả kinh nghiệm và sự phán xét chủ quan của ngời có trách nhiệm.

+ Tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát: theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400- Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ

quy định: "kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả". Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 4 yếu tố: môi trờng kiểm soát, thủ tục kiểm soát, hệ thống kế toán và bộ phận kiểm toán nội bộ.

+ Thiết kế chơng trình kiểm toán: chơng trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng nh dự kiến về những t liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chơng trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận đợc kiểm toán. Khi xây dựng chơng trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để thiết kế các phơng pháp kiểm toán. Theo đó, chơng trình kiểm toán đợc thiết kế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp các số d.

Một phần của tài liệu 135 Kiểm toán các ước tính Kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do Công ty Kiểm toán Việt Nam... (Trang 25 - 27)