Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bình Thuận (Trang 42 - 46)

kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2001 2010 :

1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2006 2010 :2006 2010 :

* Ưu tiên phát triển theo hớng trọng tâm, trọng điểm : Để đạt đợc những mục tiêu tăng trởng và phát triển kinh tế, những định hớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng trọng tâm, trọng điểm Bình Thuận cần phải tập trung vào các hớng phát triển nh sau :

+ Không ngừng phát triển nông nghiệp theo hớng ngày càng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, hạ tầng giao thông nông thôn và tích cực chuyển đổi cây trồng vật nuôi nhằm bảo đảm an toàn lơng thực và tạo ra các nông sản cho xuất khẩu, nguyên liêu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến mà trớc hết là công nghiệp chế biến nông hải sản.

+ Từng bớc phát triển công nghiệp nhằm tạo cơ sở chính cho sự tăng tr- ởng cao và thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác nh : Nông-Lâm-Ng nghiệp, dịch vụ phục vụ công nghiệp Tuy nhiên nguồn lực cho phát triển công… nghiệp là lớn, trong khi đó nội lực của tỉnh còn thấp, không đáp ứng đợc nhu cầu đầu t phát triển. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp hợp lý để thu hút nguồn vốn bên ngoài đồng thời kết hợp với việc thu hút vốn nhàn rỗi hiện có trong dân.

+ Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung chủ yếu vào mạng lới giao thông và mạng lới điện. Đối với mạng lới giao thông phải chú ý tới đờng giao thông nông thôn, các đờng giao thông liên xã, liên huyện nhằm tạo nên một sự kết nối trong giao lu hàng hoá và hành khách giữa các xã, các huyện với nhau, từ đó phát huy đợc nội lực hiện có của mỗi xã, huyện, khôi phục các làng nghề truyền thống để vừa giải quyết đợc công ăn việc làm cho ngời dân, vừa tăng thu nhập cho ngời lao động.

* Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài :

Tích cực và chủ động phát huy tối đa nội lực hiện có của tỉnh để thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển kinh tế trong tơng lai, Bình Thuận phải bám sát đ- ờng lối chủ trơng của Đảng, khai thác triệt để nội lực là chính, không ỷ lại Trung Ương, tự lực vơn lên, đồng thời tận dụng tối đa những cơ hội từ bên ngoài để phát triển. Bên cạnh đó Bình Thuận phải có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn đầu t từ dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khác, song nguồn vốn này phải đợc sử dụng một cách có hiệu quả. Điều này buộc Bình Thuận phải xác định riêng cho mình một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý. Cơ cấu ngành phải phù hợp với điều kiện hiện tại của tỉnh cũng nh xu hớng phát triển

chung của đất nớc, khu vực và thế giới. Chỉ có vậy Bình Thuận mới có cơ hội phát huy tốt nội lực hiện có và thu hút vốn đầu t của Trung Ương, vốn đầu t thông qua các chơng trình, các dự án của nớc ngoài thông qua các hình thức liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, dể phát huy các nguồn lực này thì cần phải có các nguồn vốn đối ứng và phải tính đến khả năng trả nợ sau này.

Một đất nớc, một thành phố lớn hay một tỉnh nhỏ bé không thể phát triển mạnh nếu nh không có nguồn vốn đầu t từ bên ngoài. Bình Thuận xuất phát từ một tỉnh nghèo và lạc hậu, nguồn vốn đầu t từ nội lực nền kinh tế không đáp ứng dủ nhu cầu đầu t phát triển trên địa bàn tỉnh, khoa học, công nghệ cũng nh trình độ quản lý cha cao, vì vậy trong thời kì phát triển kinh tế nh hiện nay, Bình Thuận vừa phải phát huy chính nội lực của mình vừa phải tận dụng tối đa nguồn vốn đầu t từ bên ngoài. Nguồn lực này bao gồm vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý cũng nh các kinh nghiệm khác.

* Đảm bảo hiệu quả - bền vững :

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là lựa chộn sự phát triển nhanh, hiệu quả nhng phải bảo đảm tính bền vững. Bình Thuận hiện đang ở điểm xuất phát rất thấp, để giảm bớt khoảng cách chênh lệch với các tỉnh thành phố khác trong cả nớc, không còn con đờng nào khác là Bình Thuận phải u tiên cho tăng trởng cao, nhng đồng thời không thể bỏ qua yêu tố bền vững, bởi nó không chỉ là lợi ích trớc mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài nhất là ở các khu đô thị, các khu công nghiệp và các khu đầu nguồn nớc. Bền vững ở đây không chỉ đề cập tới khả năng ô nhiễm môi trờng mà còn là các vấn đề khác nh nguồn lao động lâu dài, dân số và kế hoạch hoá gia đình. Hai vấn đề trên coi nh mâu thuẫn với nhau nh- ng vẫn có thể thực hiện đợc nếu lựa chọn hiệu quả kinh tế đợc tính đến trong mỗi bớc đi.

* Tận dụng tối đa lợi thế so sánh :

Bình Thuận nằm trong địa bàn trọng điểm Nam Bộ, gần thành phố Hồ Chí Minh – Có sức hút lớn về kinh tế. Vị trí này có ảnh hởng đến Bình Thuận trong quá trình phân bố lại sản xuất và phân công lao động ; Đã và sẽ hội nhập vào thị trờng khu vực thông qua các dòng trao đổi nh : Tiếp thu nhanh văn hoá, khoa học kỹ thuật, đợc hỗ trợ về hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp. Đồng thời Bình Thuận có thể cung cấp cho địa bàn trọng điểm Nam Bộ và

thành phố Hồ Chí Minh các mặt hàng nguyên liệu nông lâm sản, các mặt hàng hải sản, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu rừng và biển.

Biển Bình Thuận giàu nguồn lợi, nguồn nguyên liệu nông nghiệp và lâm nghiệp phong phú, thế mạnh về khoáng sản kim loại và sa khoáng ven biển. Đây là lợi thế cho phát triển công nghiệp chế biến hải sản, chế biến thực phẩm và công nghiệp khai khoáng, sớm tạo ra khối lợng sản phẩm xuất khẩu lớn.

Đã hình thành hệ thống đô thị, bao gồm thành phố Phan Thiết và các thị trấn, huyện, các cụm công nghiệp và khai thác chế biến hải sản ở Phan Thiết, Hàm Tân, Tuy Phong c… dân có kinh nghiệm tay nghề khai thác và chế biến hải sản, công nghiệp và dịch vụ hớng biển.

Phải tận dụng một cách tối đa lợi thế của mình so với các tỉnh khác, chỉ có nh vậy mới tạo nên sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong tỉnh với các tỉnh khác, đồng thời điều này cũng tạo nên một nền kinh tế linh hoạt, mềm dẻo và thích nghi nhanh với những điều kiện môi trờng thay đổi, tạo điều kiện cho Bình Thuận bắt nhịp với sự phát triển chung của cả nớc, từng bớc xây dựng Bình Thuận vững mạnh, giàu đẹp.

2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận thời kì 2006-2010 :

2.1. Mục tiêu tổng quát thời kì 2006-2010 :

Tập trung phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao hơn theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khắc phục cơ bản các yếu tố thiếu vững chắc, cải biến rõ nét cơ cấu kinh tế lạc hậu, sớm hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế Công nghiệp – Dịch vụ – Nông Lâm Ng nghiệp.

Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển và tơng đối đồng bộ ; quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lợng sản xuất.

Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế đảm bảo tích luỹ từ nội bộ của nền kinh tế cơ bản đáp ứng đợc yêu cầu đầu t phát triển.

Nâng cao đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thu nhập bình quân đầu ngời tăng 6-7 lần so với năm 1995, xoá bỏ tình trạng nghèo khó, xây dựng xã hội công bằng văn minh, quốc phòng an ninh vững chắc.

Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế cao hơn mức bình quân cả nớc, để rút ngắn khoảng cách và từng bớc hội nhập vào nền kinh tế của đất nớc. Tốc độ tăng trởng GDP bình quân 15% – 16,3% ở giai đoạn 2006 – 2010.

Thực hiện nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng tiến bộ, giai đoạn 2001 – 2005 hình thành cơ bản cơ cấu kinh tế : Công nghiệp – Dịch vụ - Nông Ng Lâm nghiệp. Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân 19%-20% thời kỳ 2001 – 2005 và 22%-23% thời kì 2006-2010.

Kim ngạch xuất khẩu 200-220 triệu USD vào năm 2010.

Thực hiện các biện pháp giảm sinh, khống chế tốc độ phát triển dân số bình quân 1,75% vào năm 2005 và phấn đấu đạt mức sinh thay thế trớc năm 2010 để đạt đợc GDP bình quân đầu ngời 600-660 USD vào năm 2005 và 1.100-1.300 USD vào năm 2010. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 2 vạn lao động.

Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 2005, tiến tới phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho thanh niên ở đô thị. Tích cực đào tạo lực lợng công nhân lành nghề, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo kể cả dạy nghề ngắn hạn đạt tỷ lệ 40%-45% vào năm 2010. Đào tạo và đào tạo lại để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học – kỹ thuật trớc năm 2010 có ít nhất 5% lực lợng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật đợc đào tạo sau Đại học.

Đến năm 2010 xoá các khu nhà ổ chuột ở đô thị, 80% hộ nông thôn có nhà cửa khang trang. Thực hiện điện khí hoá toàn tỉnh vào năm 2005. Các thị trấn trung tâm huyện lỵ có hệ thống nớc máy, có trung tâm sinh hoạt văn hoá - thể thao, vui chơi giải trí.

Phục hồi và tái tạo môi trờng tự nhiên nhanh chóng, giải quyết cơ bản các vấn đề xử lý chất thải, nớc thải các vùng đô thị và các xí nghiệp công nghiệp, quy hoạch sắp xếp các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trờng thành khu riêng biệt xa khu dân c và khu du lịch.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bình Thuận (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w