Những điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội chủ yếu của huyện ảnh hởng tới sự phát triển của kinh tế hộ

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Miên - tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)

huyện ảnh hởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân.

1- Điều kiện tự nhiên:

a-Vị trí địa lý:

Thanh miện là một huyện đồng bằng nằm ở phía tây Nam của tỉnh Hải d- ơng.Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 122 km2 trải dài từ 1060 7’50’’ đến 106016’20” kinh độ đông và từ 20040’45” đến 20050’55’’ vĩ độ bắc. Phía tây bắc giáp với huyện Bình Giang,

Phía đông bắc giáp với huyện Gia Lộc,

Phía tây giáp với huyện Phù Cừ của Hng Yên, Phía đông nam giáp với huyện Ninh Giang, Phía nam giáp với tỉnh Thái Bình.

Trung tâm huyện Thanh Miện cách Hà Nội 66 km; cách thành phố Hải Dơng 23 km và thị xã Hng yên 30 km theo đờng bộ. Với vị trí địa lý nh trên, cùng với mạng l- ới giao thông tốt, Thanh miện là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất hàng hoá.

b-Đặc điểm thời tiết, khí hậu.

Do nằm trong vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng nên Thanh Miện có khí hậu đặc trng của đồng bằng Bắc bộ đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm phân biệt thành bốn mùa rõ rệt. Lợng ma nhiều chủ yếu vào hai thời kỳ đó là từ tháng 4 đến tháng 9 và ma rất ít từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lợng ma trung bình của huyện trong năm từ 1350 tới 1600 mm (cao nhất 2501 mm (1973); thấp nhất 752,2

mm (1989)). Nhiệt độ trung bình trong năm trên địa bàn huyện là 23,30C số ngày nóng trong năm là 180 đến 200 ngày. Độ ẩm trung bình từ 81 đến 87%.

c-Đặc điểm đất đai, địa hình và nguồn nớc.

Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn toàn huyện là 122 km2 , trong đó có 8464 ha đất nông nghiệp. Cơ cấu đất nông nghiệp của huyện rất phức tạp trong đó có 1489,02 ha đất chân cao; 4462,91 ha đất chân vàm; 1757,3 ha đất thấp và 354,84 ha đất triều chũng. Trong tổng số 8464 ha đất nông nghiệp của huyện thì có tới 6.028 ha đất ở độ chua cấp một (PH< 4,5), chiếm tỷ lệ ~ 70%. Nhìn chung đất nông nghiệp nghèo dinh dỡng, tầng canh tác mỏng, tỷ lệ đất nghèo lân chiếm tới gần 60%.

Đất nông nghịêp của huyện ở địa hình dốc từ tây bắc xuống đông nam, có cao trình cao thấp xen kẽ nhau.

Cao độ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

3,0 - 2,0 3500 40,6

2,0-1,5 2200 25,5

1,5-1,0 2004 23,2

dới 1,0 942 10,7

Nguồn nớc tới tiêu trên địa bàn huyện khá đa dạng và ổn định do Thanh Miện nằm trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Hng Hải. Phía nam huyện giáp sông Luộc với chiều dài 2,8 km. Trong nội đồng có sông Hàng kẻ sặt, sông Cửu an là trục chính Bắc Hng Hải. Toàn bộ hệ thống sông nội đồng này tiếp giáp với sông ngoài bằng cửa Cầu xe và An thổ.

2- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Trong những năm vừa qua, hoà chung với sự phát triển vợt bậc của nền kinh tế đất nớc, kinh tế huyện Thanh Miện cũng có sự khởi sắc đáng khích lệ. Tốc độ tăng trởng trung bình của nền kinh tế trong 5 năm 1996-2000 là 8,12%. Năm 2000 dân số toàn huyện là 128.800 ngời với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%. Tổng giá trị nội huyện đạt 454,6 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm bình quân đầu ngời đạt 3,5 triệu đồng, tăng 1,42 triệu so với năm 1995. Lơng thực bình quân đầu ngời đạt 710 kg/ ng- ời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 11,1% vào năm 2000, không còn hộ đói. Cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện năm 2000: nông nghiệp đạt 302,2 tỷ đồng chiếm 66,5% tiểu thủ công nghiệp đạt 62,4 tỷ chiếm 13,7%, dịch vụ đạt 90 tỷ chiếm 19,8% tổng giá trị nội huyện. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Miện đã có sự cố gắng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn lớn, đặc biệt số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo điều tra năm 2000 thì vẫn còn tới 84,6% số lao động toàn huyện làm

việc trong ngành này. Trong khi đó số lao động làm việc trong ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chỉ có 15,2%. Đây là tỷ lệ không hợp lý mà trong một vài năm tới Thanh Miện sẽ phải cố gắng để cải thiện tình hình này.

Nhìn chung hiện nay cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện khá đầy đủ và khang trang. Cả huyện có hai trờng THPT. Mỗi xã có một trờng THCS, một trờng tiểu học, mỗi thôn có ít nhất một nhà trẻ mẫu giáo; trạm y tế xã đã đợc hoàn tất từ lâu. Tất cả các đờng giao thông nông thôn đều đợc dải nhựa, đá, bê tông hoặc gạch ngiêng. Hệ thống công trình thuỷ lợi cũng đợc hoàn tất và đảm bảo tới tiêu trên toàn bộ diện tích canh tác của huyện. Đời sống của nhân dân trong huyện ngày càng đợc cải thiện, số hộ giàu ngày càng nhiều, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. An ninh, trật tự ổn định và đảm bảo. Đời sống văn hoá tinh thần đợc bảo đảm và không ngừng đợc nâng cao.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Miên - tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)