Mức sinh của Việt Nam từ trớc tới nay

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sinh ở nông thôn Việt Nam (Trang 35 - 38)

II/ học vấn và mức sinh của việt nam qua các thời kỳ

2.Mức sinh của Việt Nam từ trớc tới nay

Đầu thập kỷ 90 đến nay, việc giảm mức sinh ở nớc ta đã đạt nhiều kết quả khả quan. Điều đó minh chứng cho sự thành công của công tác DS-KHHGĐ ở nớc ta. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lu ý rằng ngoài chính sách dân số của nhà nớc thì sự giám sinh của nớc ta cũng một phần là do trình độ phát triển và ý thức của ngời dân nói chung, nhiều ngời đã ý thức đợc vấn đề dân số vì vậy đã tự giác điều chỉnh mức sinh của mình. Điều đó thể hiện ở trình độ học vấn càng cao do thu nhập của họ tăng lên, mức độ tham gia vào các hoạt động kinh tế tăng lên dẫn tới mức sinh giảm xuống, xu hớng này hiện nay phổ biến ở thành thị. Còn ở nông thôn thì trái lại đặc biệt là ở các vùng xa xôi hẻo lánh, vùng dân tộc thiểu số trình độ học vấn của dân c rất thấp tơng ứng với nó là mức sinh rất cao.

Trớc đây khi nền kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, mức sinh rất cao. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp 1950-1954 TFR ở Miền Bắc Việt Nam chỉ là 5,5% (xem biểu)

Biểu 5: Tổng tỷ suất sinh trong các thời kỳ Đơn vị: con 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85-89 Miền Bắc 5,5 6,9 6,3 5,8 5,3 4,4 4,5 4,3 Miền nam 6,0 6,6 6,6 5,2 4,6 4,0 Cả nớc 6,15 6,2 5,95 4,8 4,5 4,1 Nguồn: TĐTDS-1960; TĐTDS-1979; TĐTDS-1989

Sau năm 1954, TFR đã tăng lên 6,9 ở miền Bắc và 7,2-7,3 ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình. Sau đó thì giảm dần. Xong đến năm 1989 mức sinh của các nớc còn rất cao TFR = 4,1. So với các nớc khác ví dụ nh Hàn Quốc bắt đầu có chơng trình quốc gia về KHHGĐ từ năm 1962. Xem biểu và Thái Lan có chơng trình này từ 1970. Xem biểu 6 và 7

Biểu 6: Tổng tỷ suất sinh qua các năm của Hàn Quốc

Đơn vị: con

Năm 1960 1975 1981 1985 1990

TFR 6,0 3,5 2,7 2,1 1,7

Biểu 7: Tổng tỷ suất sinh qua các năm của Thái Lan Đơn vị: con

Năm 1961 1971 1981 1986 1990

TFR 6,6 6,0 3,7 3,0 2,2

Nh vậy cũng cùng một thời gian thực hiện chơng trình KHHGĐ nh nhau song kết quả đạt đợc của nớc ta rất thấp, TFR của ta vào thời điểm năm 1990 vẫn

còn cao gấp đôi so với 2 nớc kia. Điều đó một phần là chơng trình triển khai công tác DSKHHGĐ vẫn cha triệt để. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa mức sinh còn rất cao.

Biểu 8:Tổng tỷ suất sinh của Việt Nam qua các năm

Đơn vị: con

1989 1994 1996

Thành thị 2,32 2,1 1,84

Nông thôn 4,25 3,39 2,,9

Chung 3,8 2,91 2,69

Nguồn: - Tổng điều tra dân số 1989

- Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994 - Điều tra nhân khẩu học nhiều vòng năm 1996

Nh đã nói ở trên, sự giảm mức sinh ngoài những ảnh hởng tích cực của chính sách dân số còn có sự ảnh hởng của sự tiến bộ của các nhóm dân c. ở thành thị mức sinh tính cho đến thời điểm 1.7.1997 là 1,9 trong khi đó ở nông thôn là 2,84. Tuy nhiên khác với các thập kỷ trớc, bớc sang thập kỷ 90 này đã có rất nhiều thay đổi. Từ 1990 đến 1997 tổng tỷ suất sinh (TFR) cũng giảm 1,1 conm trong vòng 7 năm, nh vậy mỗi năm giảm đợc 0,16 con là mức giảm cao so với trớc đây cũng nh so với chỉ tiêu nhà nớc đề ra

Biểu 9: Tổng tỷ suất sinh qua các cuộc điều tra gần đây nhất

Đơn vị: con

Năm Tổng tỷ

suất sinh

Tên các cuộc điều tra

1989 3,8 Tổng điều tra dân số 1989

1990 - Không điều tra

1991 - Điều tra chọn mẫu

1992 - Điều tra biến động dân số và KHHGĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1993 -

1994 3,1 Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ

1995 2,78 Điều tra nhân khẩu học nhiều vòng và KHHGĐ

1996 2,69

1997 2,33 Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ

Nhìn chung mức sinh của cả nớc năm 1997 là 2,33 con thì chơng trình Dân số và KHHGĐ vẫn còn nhiều việc phải làm. Đặc biệt ở nông thôn, nơi tập trung tới dân số, bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào ở đây cũng có những tác động rất mạnh đến qui mô cả nớc.

III/ ảnh hởng của trình độ học vấn thấp đến mức sinh ở nông thôn việt nam hiện nay

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sinh ở nông thôn Việt Nam (Trang 35 - 38)