Sau năm 1954, báo chí Việt Nam hoàn toàn tự do

Một phần của tài liệu Sự can thiệp của các nước TBCN đối với báo chí. (Trang 68 - 87)

II. NHÀ NƯỚC TBCN CAN THIỆP TRỰC TIẾP TỚI BÁO CHÍ

2. Sau năm 1954, báo chí Việt Nam hoàn toàn tự do

Năm 1954, chính phủ tuyên bố bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí. Từ đó đến nay, nước ta không còn chế độ kiểm duyệt nữa.

SẮC LỆNH

CHỦ TỊCH PHỦ SỐ 282/SL

HÀ NỘI, NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 1956

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu sắc lệnh số 41 ngày 29 tháng 3 năm 1946 quy định chế độ báo chí; Theo đề nghị của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp;

Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận,

RA SẮC LỆNH: CHƯƠNG I

TÍNH CHẤT VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÁO CHÍ Điều 1

Sắc lệnh này nhằm đảm quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí và ngăn cấm những kẻ lợi dụng quyền ấy để làm phương hại đến công cuộc đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà.

Điều 2

Báo chí dưới chế độ ta, bất kỳ là của một cơ quan chính quyền, đảng phái chính trị, đoàn thể nhân dân hoặc của tư nhân cũng đều là công cụ đấu tranh của nhân dân, phải phục vụ quyền lợi của Tổ quốc, của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, ủng hộ Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Điều 3

Báo chí dưới chế độ ta có nghĩa vụ:

a) Tuyên truyền giáo dục nhân dân, động viên tinh thần đoàn kết phấn đấu thực hiện mọi đường lối chính sách của Chính phủ, đấu tranh bảo vệ những thành quả của cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bạn và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, phục vụ cuộc đấu tranh thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh.

b) Đấu tranh chống mọi âm mưu, hành động và luận điệu phá hoại công cuộc xây dựng miền Bắc vững mạnh, phá hoại công cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc, phá hoại hoà bình.

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN LỢI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ MỤC I - QUYỀN LỢI CỦA BÁO CHÍ

Điều 4

Quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí được đảm bảo.

Tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận. Không phải kiểm duyệt trước khi in; trong trường hợp khẩn cấp, xét cần phải tạm thời đặt kiểm duyệt, Hội đồng Chính phủ sẽ quyết định.

Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, góp ý kiến vào việc xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Chính phủ.

Điều 6

Quyền lợi của những người viết báo chuyên nghiệp sẽ do nghị định của Thủ tướng Chính phủ quy định.

MỤC II- ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ. Điều 7

Để có một cơ sở cần thiết đảm bảo làm tròn trách nhiệm của báo chí và đảm bảo cho việc hoạt động nghiệp vụ, muốn xuất bản một tờ báo, cần phải có những điều kiện sau đây:

a) Tờ báo phải có những người chịu trách nhiệm chính thức, chủ bút (hoặc là tổng biên tập viên, hoặc là thư ký toà soạn), quản lý. Những người này phải là những người có quyền công dân và không bị pháp luật đương truy tố.

b) Tôn chỉ, mục đích của tờ báo phải rõ ràng, phù hợp với tính chất và nghĩa vụ đã quy định ở chương I.

c) Có trụ sở chính thức. Điều 8

Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ những thủ tục về khai báo. Sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép, tờ báo mới bắt đầu được hoạt động.

Báo chí nào đã được phép xuất bản mà sau đó có một sự thay đổi nào về tôn chỉ, mục đích, tên báo, kỳ hạn phát hành hoặc về những người chịu trách nhiệm chính thức của tờ báo, đều phải xin phép và khai báo lại.

Điều 9

Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng một cách đúng đắn, báo chí phải tuân theo những những điều sau đây:

a) Không được tuyên truyền chống pháp luật của Nhà nước. Không được cổ động nhân dân không thi hành hoặc chống lại những luật lệ và những đường lối, chính sách của Nhà nước. Không được viết bài có tính chất chống lại chế độ

dân chủ nhân dân, chống lại chính quyền nhân dân, chia rẽ nhân dân và chính quyền, nhân dân và bộ đội. Không được gây ra những dư luận hoặc những hành động có hại cho an ninh trật tự của xã hội.

b) Không được tuyên truyền phá hoại sự nghiệp củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ của nước Việt Nam, làm giảm sút tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu của nhân dân và bộ đội.

c) Không được tuyên truyền chia rẽ dân tộc, gây thù hằn giữa nhân dân các nước, làm tổn hại tình hữu nghị giữa nhân dân nước ta với nhân dân các nước bạn, không được tuyên truyền cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, không được tuyên truyền cho chủ nghĩa đế quốc, không được tuyên truyền chiến tranh.

d) Không được tiết lộ bí mật quốc gia: Những bí mật quốc phòng, những hội nghị cơ mật chưa được công bố chính thức của cơ quan có trách nhiệm, những vụ án đang điều tra chưa xét xử, những bản án mà toà án không cho phép công bố, những tài liệu, số liệu và những cơ sở kiến thiết về kinh tế tài chính mà Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền chưa công bố.

e) Không được tuyên truyền dâm ô, truỵ lạc, đồi bại. Điều 10

Báo nào đăng bài vu khống, xúc phạm đến danh dự của một tổ chức hay một cá nhân, thì đương sự có quyền yêu cầu báo ấy cải chính hoặc đăng bài cải chính của đương sự; ngoài ra, đương sự có quyền yêu cầu toà án xét xử.

Điều 11

Trước khi phát hành, các báo chí phải thi hành thể lệ nộp lưu chiểu. Điều 12

Không được phát hành và in lại những báo chí mà cơ quan chính quyền đã có quyết định thu hồi.

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH MỤC I- QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT. Điều 13

Tịch thu ấn phẩm, đình bản vĩnh viễn và truy tố trước toà án, sẽ bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đồng) đến năm mươi vạn đồng (500.000 đồng), hoặc người có trách nhiệm bị phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm, hoặc cả hai hình phạt đó.

Báo chí nào vi phạm điều 9 hoặc điều 12 sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời, đình bản vĩnh viễn, hoặc bị truy tố trước toà án, có thể bị phạt tiền từ mười vạn đồng

(100.000đ) đến một triệu đồng (1.000.000đ), hoặc người chịu trách nhiệm bị phạt tù từ một tháng đến hai năm, hoặc cả hai hình phạt đó. Nếu xét đương sự phạm vào những luật lệ khác, toà án sẽ chiếu theo những luật ấy mà trừng phạt thêm.

Báo chí nào vi phạm điều 10, sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà cảnh cáo, đình bản tạm thời, hoặc bị truy tố trước toà án, có thể bị phạt tiền từ năm vạn đồng (50.000đ) đến hai chục vạn đồng (200.000đ).

Báo chí nào vi phạm điều 11, sẽ bị cảnh cáo hoặc tịch thu ấn phẩm. Điều 14

Trong mỗi trường hợp vi phạm, chủ nhiệm và chủ bút của tờ báo chịu trách nhiệm chính; quản lý và người viết bài cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về phần mình.

Nếu in những báo chí đã có lệnh tịch thu, đình bản và những báo chí chưa có giấy phép thì chủ nhà in cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

MỤC II- ĐIỀU KHOẢN CHUNG Điều 15

Các điều khoản trong sắc lệnh này áp dụng cho tất cả các ấn phẩm có tính chất báo chí, tập san viết bằng tiếng Việt; hoặc bằng tiếng nước ngoài, kể cả các hoạ báo, xuất bản đều kỳ và không đều kỳ, trên lãnh thổ nước Việt nam dân chủ cộng hoà, ra từng tờ hoặc đóng thành từng tập, từng quyển, in bằng máy, bằng rô-nê-ô, in đá, in thạch, bán hoặc phát không, lưu hành ngoài nhân dân hoặc trong từng ngành, từng tổ chức.

Tất cả các báo chí đã xuất bản trước ngày ban sắc lệnh này thì không phải xin phép nữa. Những báo nào chưa làm đúng thủ tục khai báo thì nay phải khai báo lại cho đúng.

Điều 17

Những luật lệ và báo chí đã ban hành từ trước đến nay trái với các điều khoản ghi trong sắc lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 18

Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định những tiết thi hành sắc lệnh này. Điều 19

Thủ tướng Chính phủ, các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ tư

pháp, Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm thi hành sắc lệnh này.

3. Báo chí Việt Nam hiện nay

Và từ đó đến nay, báo chí Việt Nam luôn được tôn trọng quyền tự do. Quyền đó được quy định trong điều 2, luật báo chí Việt Nam (được công bố theo Lệnh số 05 L/CTN ngày 26/6/1999 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) có quy định rõ:

“Điều 2. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí:

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

CHỦ TỊCH NƯỚC (Đã ký)

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.

Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”.

Các nhà khoa học đã viết bài phê phán những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Hội đồng Lý luận Trung ương đã tập hợp những bài viết đó và phối hợp với Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách "Lẽ phải của chúng ta". Báo Sài Gòn Giải Phóng trích đăng bài của Tiến sĩ Hồng Vinh. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đặc biệt từ khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, báo chí Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nước ta đã có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử). Cả nước hiện có hơn 550 cơ quan báo chí, với 713 ấn phẩm báo chí, bình quân 7,5 bản báo đầu người/năm.

Đài Tiếng nói Việt Nam đã có 6 hệ chương trình, 452 chương trình, thời lượng phát sóng 172 giờ trong ngày. Sóng phát thanh không chỉ đã phủ trong toàn quốc, mà còn tỏa khắp năm châu, đáp ứng nhu cầu tinh thần của hàng triệu đồng bào sống ở nước ngoài và bầu bạn thế giới. Cùng với 11 trạm phát sóng và phát qua vệ tinh của Đài Tiếng nói Việt Nam, còn có 64 đài tỉnh, thành phố, 606 đài phát thanh truyền hình cấp huyện, trong đó có 288 đài phát sóng FM.

Đài Truyền hình Việt Nam có 5 kênh, phủ sóng đến 85% hộ gia đình Việt Nam, có 4 đài khu vực và 61 đài phát thanh, truyền hình tỉnh và thành phố. Trong những năm gần đây, đài đã có chương trình VTV4 phủ sóng đến nhiều vùng trên thế giới, được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bầu bạn năm châu đón nhận và hoan nghênh.

Mặc dù mới được phát triển trong mấy năm gần đây, báo điện tử đã có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng 32,5%/năm. Hiện nay ở nước ta đã

có hơn 70 tờ báo điện tử và hàng ngàn trang thông tin điện tử; 6 nhà cung cấp dịch vụ và kết nối Internet; 20 nhà cung cấp dịch vụ Internet và hơn 50 nhà cung cấp thông tin và báo điện tử trên Internet… Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tiếng nói của nhân dân,…; đồng thời là bầu bạn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân. Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, vì hạnh phúc của nhân dân.

Báo chí Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Báo chí tham gia xây dựng đời sống mới, đấu tranh với những hủ tục, những tệ nạn xã hội. Báo chí ngày càng tham gia rộng rãi vào việc xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, Đảng ta đã coi báo chí là công cụ giám sát các hoạt động của tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước, phát hiện và phê phán cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu… Có thể đi đến kết luận là, báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là nội dung cốt lõi của tự do báo chí ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Luật Báo chí Việt Nam khẳng định báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp,... mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân. Nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình qua các phương tiện báo chí. Hàng triệu bài, tin gửi cho các báo về nhiều chủ đề liên quan đến các mặt thiết thực của đời sống nhân dân; thông qua chuyên mục “Ý

kiến bạn đọc”, nhiều ý kiến rất phong phú của các tầng lớp nhân dân được phản ánh trên nhiều tờ báo, là sự thể hiện sinh động quyền tự do ngôn luận của mỗi người dân.

Luật Báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng:

Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Công dân có quyền:

1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới;

2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin;

3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới;

4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.

Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Cơ quan báo chí có trách nhiệm:

l) Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do;

2) Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.

Một phần của tài liệu Sự can thiệp của các nước TBCN đối với báo chí. (Trang 68 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w