II. NHÀ NƯỚC TBCN CAN THIỆP TRỰC TIẾP TỚI BÁO CHÍ
1. Báo chí Việt Nam có thời kì bị kiểm duyệt
Năm 1946 nhà nước thành lập hội đồng kiểm duyệt báo chí, dể ngăn chặn tin bài có hại cho đất nước, nhân dân.
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 41 NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Chiểu theo thể lệ báo chí hiện hành;
Chiểu theo lời đề nghị của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp; Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp;
RA SẮC LỆNH:
MỤC THỨ II - KIỂM DUYỆT
Điều thứ V: Các bài báo chí sẽ được ấn hành sau khi ty Kiểm duyệt cấp kỳ đã duyệt.
Điều thứ VI: Nếu có bài báo bị kiểm duyệt và chủ nhiệm hoặc quản lý cho là quá đáng thì chủ nhiệm hoặc quản lý có thể gửi đơn khiếu nại kèm cả bài báo bị tự kiểm duyệt bỏ, lên Hội đồng kiểm duyệt.
Điều thứ VII: Hội đồng Kiểm duyệt đặt tại Bộ Nội vụ, gồm có năm hội viên, do nghị định Bộ trưởng Bộ Nội vụ cử ra:
1 nhân viên Bộ Nội vụ
1 nhân viên do Bộ Ngoại giao đề cử 1 nhân viên do Bộ Quốc phòng đề cử 1 nhân viên do Quốc hội đề cử
1 đại biểu của Quốc hội đề cử 1 đại biểu của báo giới đề cử
Điều thứ VIII: Hội đồng Kiểm duyệt có nhiệm vụ:
a) Đề nghị lên Bộ trưởng Nội vụ những chỉ thị về việc kiểm duyệt để các ty kiểm duyệt tuân hành;
Những quyết nghị của Hội đồng trong việc xét khiếu nại sẽ thi hành nếu trong hạn 48 giờ sau khi nhận được quyết nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ không trả lời. Quyết nghị của Hội đồng kiểm duyệt chỉ có thể là cho hoặc không cho đăng bài bị ty kiểm duyệt xoá bỏ.
Đến năm 1947 SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 12 NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 1947
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
Chiểu sắc lệnh số 1 ngày 20-12-1946 tổ chức các uỷ ban bảo vệ, Chiểu sắc lệnh số 41 ngày 29-3-1946 ấn định chế độ báo chí,
Chiểu sắc lệnh số 159 ngày 20-8-1946 ấn định chế độ ấn loát phẩm, Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
RA SẮC LỆNH: Điều thứ 1
Các báo chí và sách chỉ được in và phát hành sau khi được Sở Kiểm duyệt Kỳ cho phép.
Song đối với các báo chí Sở Kiểm duyệt Kỳ sẽ cử ở các tỉnh nơi phát hành, nhân viên phụ trách việc kiểm duyệt.
Điều thứ 2
Các ấn loát phẩm khác theo định nghĩa của sắc lệnh số 159 ngày 20 tháng 8 năm 1946 kể trên, sẽ do Uỷ ban kháng chiến khu kiểm duyệt.
Uỷ ban kháng chiến khu sẽ cử nhân viên phụ trách việc kiểm duyệt ở các tỉnh nơi phát hành.
Điều thứ 3
Những ấn loát phẩm đã được Uỷ ban kháng chiến khu cho phép in, có thể lưu hành ở các khu khác.
Điều thứ 4
Nếu Uỷ ban kháng chiến khu không cho phép in, tác giả hoặc người in có thể đệ đơn kháng cáo lên Sở Kiểm duyệt Kỳ. Sở Kiểm duyệt Kỳ sẽ quyết
định chung thẩm. Điều thứ 5
Uỷ ban kháng chiến khu có quyền ra lệnh tịch thu các ấn loát phẩm phát hành tuy không được phép.
Điều thứ 6
Các điều khoản trái với sắc lệnh này đều tạm hoãn thi hành. Điều thứ 7
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chiểu sắc lệnh thi hành.
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
(Đã ký)
Hồ Chí Minh