II. NHÀ NƯỚC TBCN CAN THIỆP TRỰC TIẾP TỚI BÁO CHÍ
1. Báo chí TBCN sụt giảm đáng kể
Trước hết phải kể đến hiện tượng giảm sút đáng kể số lượng phát hành. Theo thống kê của AP năm 2005:
- Nhật báo Mỹ International Herald Tribune năm qua giảm 4,16% - Tờ Financial Times của Anh giảm 6,6%
- Ở Đức, trong vòng năm năm qua, số lượng phát hành giảm 7,7% - Ở Đan Mạch giảm 9,5%
- Ở Áo giảm 9,9% - Ở Bỉ giảm 6%
- Nhiều tên báo đang biến mất dần, ví như tờ Magyar Hirlap ở Hunggari vừa đóng cửa ngày 5/11/2004, hay tờ ''''Far Eastern Ecconomic Review'''' ở Hồng Kông cũng đình bản từ ngày 4/11. Ở Pháp, nguyệt san Nova Magazine cũng đã ngừng hoạt động từ ngày 7/12/2004...
Trong khoảng những năm 2000 đến 2004, hơn hai ngàn chỗ làm việc của báo viết đã ''''xóa sổ'''', tức là khoảng 4% tổng số nhân công. Không những thế, các hãng thông tấn lớn cung cấp thông tin cho các báo cũng khốn đốn. Chẳng hạn như hãng Reuters vừa thông báo sa thải 4500 nhân viên. Nhiều người đang tự hỏi liệu có phải báo viết sẽ ½ chỉ còn là một phương tiện thông tin đại chúng của kỷ nguyên công nghiệp đang bị diệt vong hay không?
Nguyên nhân của hiện tượng này có nhiều, song phải kể trước hết đến sự công phá của các nhật báo miễn phí, kèm theo quảng cáo, thông báo... Thậm chí, nhiều báo còn lôi kéo độc giả vào cuộc cạnh tranh bằng nhiều hình ảnh ''hấp dẫn''. Chẳng hạn như ở Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi ngày chỉ cần trả thêm một chút xíu là độc giả có thể nhận thêm đĩa CD, DVD, băng hoạt hình,
sách, bản đồ, từ điển bách khoa, thậm chí cả bộ sưu tập tem hay tiền cổ, hoặc các bộ cốc chén, bộ cờ...
Một nguyên nhân khác nữa là sự phát triển bùng nổ của Internet. Chỉ riêng trong quý I năm 2004, hơn 4,7 triệu trang Web đã được lập ra. Hiện trên thế giới có tới 70 triệu trang Web và có 700 triệu người đang sử dụng Internet. Trong các nước phát triển, nhiều người bỏ rơi báo chí, thậm chí cả TiVi để say sưa với màn hình vi tính. Chỉ phải chi từ 10 đến 30 euro mỗi tháng, người ta đã có thể sử dụng mạng Internet nhanh. Ở Pháp, hơn 5,5 triệu gia đình đang sử dụng báo điện tử với đủ loại tin tức, ảnh, âm nhạc, các chương trình của truyền hình hay phát thanh, xem phim hay trò chơi video, với dung lượng rất cao. Hiện trên thế giới 79% các báo cáo đã được phát lên mạng. Thậm chí còn phải kể đến một nguy cơ mới nữa là điện thoại di dộng (ĐTDĐ) ''''toàn năng'''', với công cụ này, người ta có thể biết tất cả mọi thứ diễn ra trên thế giới vào bất cứ lúc nào. Ở Ấn Độ, tờ Times of India mỗi ngày phát cho mạng ĐTDĐ 30 triệu thông tin dưới dạng tin vắn (SMS - Short Message Service), rất nhanh, vắn tắt và không đắt chút nào. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, số người sử dụng thông tin qua ĐTDĐ ngày càng tăng,. Họ có thể nhận các buổi phát của đài phát thanh, hoặc các kênh TiVi liên tục.
2. Độc giả mất lòng tin
Có một nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút số lượng độc giả của báo chí là là sự mất lòng tin. Càng ngày các báo có tên tuổi càng thuộc về tay các tập đoàn công nghiệp đang kiểm soát kinh tế và thông đồng với quyền lực chính trị, và cả cách nhìn nhận thiếu khách quan, dối trá, bị giật dây ... ngày càng tăng. Chẳng hạn như vụ nhà báo Mỹ Jayson Blair do đưa tin xuyên tạc đã gây cho tờ New York Times một thiệt hại tai tiếng, dẫn đến việc hai giám đốc tòa soạn phải từ chức.
Chỉ vài tháng sau đó, một vụ "xì-căng-đan" còn nổi hơn: đó là việc phóng viên nổi tiếng Jack Kelley - ngôi sao quốc tế đã "cày xới" cả hành tinh, người đã từng phỏng vấn 36 nguyên thủ quốc gia và đưa tin về hàng chục cuộc chiến, với cả trăm bài báo giật gân - ngày 10/3/2000 đã viết một phóng sự về một phụ
nữ Cuba trốn chạy và chết đuối thê thảm ở vịnh Floride. Vụ việc đã bị nhà báo Blake Morrisson của tờ USA Today phanh phui vì ông này đã gặp người phụ nữ đó, và xác minh sự thật là người phụ nữ đó còn sống và không hề chạy trốn. Đây bị coi là một trong những vụ tai tiếng lớn nhất của ngành báo chí Mỹ.
Gần đây nhất, giữa chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ, một cuộc chấn động về đạo đức đã làm rung chuyển giới báo chí Mỹ. Dan Rather, ngôi sao của truyền hình CBS và chương trình đầy uy tín "Sixty Minutes" thừa nhận đã phát đi mà không xác minh những tài liệu giả chứng tỏ rằng Tổng thống Bush đã được hưởng mọi ủng hộ để khỏi phải tham chiến ở Việt Nam. Dan Rather đã tuyên bố xin thôi việc.
Tệ hơn nữa, nhiều phương tiện thông tin đại chúng có tên tuổi còn bị biến thành những cơ quan tuyên truyền những tin tức dối trá của Nhà Trắng về Irắc, đặc biệt là kênh Fox News, hoặc Washington Post, New York Times còn tham gia vào các chiến dịch "nhồi sọ"...
Tất cả những vụ việc trên cũng như liên minh ngày càng chặt chẽ với quyền lực kinh tế và chính trị đã gây nên sự mất lòng tin nghiêm trọng của báo chí phương Tây, đồng thời cho thấy sự suy giảm dân chủ đáng lo ngại.
Người ta có thể hỏi phải chăng khái niệm báo chí tự do ở phương Tây đang biến mất.
=> Và còn rất nhiều hệ quả khác nữa khiến công chúng phải đặt ra 1 câu hỏi: Phải chăng đã đến ngày “tận thế” của báo chí phương Tây? (Câu hỏi này trích từ Vietnamnet ngày 14/1/2005)
CHƯƠNG V: LIÊN HỆ VỚI BÁO CHÍ VIỆT NAM
Từ những đặc tính của truyền thông chính trị trong nền dân chủ phóng khoáng nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận định cốt lõi liên quan đến tự do báo chí tại Việt Nam và công cuộc thúc đẩy sự tiến triển của các phương tiện truyền thông. Muốn đẩy mạnh tiến trình pháp triển và hội nhập của Việt Nam trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước và nhân dân phải dồn hết mọi nỗ lực cần thiết để sớm hình thành một chính sách (chiến lược và chiến thuật) về thông tin và giáo dục vì cả hai lĩnh vực này là quan trọng nhất.
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch lại tung ra những quan điểm sai trái, bịa đặt, vu cáo nhằm phủ nhận, xuyên tạc những thành tựu của công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng cho rằng báo chí Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi sự kiểm duyệt. Vậy thế nào là “kiểm duyệt” theo đúng nghĩa?
Theo quan điểm của Karl Makx:
"Kiểm duyệt chân chính bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình".
"Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ". "Khi sự phê bình không phải công khai mà là bí mật, không phải về mặt lý luận mà là về mặt thực tiễn, khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái mà bản thân trở thành đảng phái, khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình mà không muốn chịu sự phê bình..., cuối cùng khi sự phê bình không có tính chất phê bình đến mức coi một cách sai lầm cá nhân riêng lẻ là hiện thân của trí tuệ phổ biến, coi mệnh lệnh của bạo lực là mệnh lệnh của lý tính, coi những vết mực là những vết trên mặt trời, coi những nét gạch xoá của người kiểm duyệt là những cấu tạo toán học, coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ – khi đó lẽ nào sự phê bình lại không mất tính chất hợp lý của mình".
"Tính cách của báo chí bị kiểm duyệt đó là sự quái dị không có tính cách của thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa".
"Luật báo chí là luật thật sự, bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí là tồn tại của tự do. Vì thế luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình".
"Luật kiểm duyệt không phải là luật mà là biện pháp cảnh sát, và thậm chí còn là biện pháp cảnh sát tồi, bởi vì nó không đạt được điều nó muốn và nó không muốn điều nó đạt được".
"Chế độ kiểm duyệt làm cho mỗi tác phẩm bị cấm dù hay hoặc dở đều trở thành tác phẩm không bình thường, còn tự do báo chí thì tước mất của tác phẩm cái vẻ oai nghiêm bề ngoài đó".
"Tệ lớn nhất – tệ giả dối gắn liền với báo chí bị kiểm duyệt. Tệ xấu căn bản này của nó là nguồn gốc của tất cả những thiếu sót khác trong đó cả mầm mống mỹ đức cũng không có".
"Làm cho nhân dân quen coi cái phạm pháp là tự do, coi tự do là phi pháp, coi cái hợp pháp là cái không tự do. Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần quốc gia như thế đấy".
"Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau, nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước – không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ mà với tư cách là những sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý".
Cũng từ những quan điểm đúng đắn trên, có thể khẳng định rằng nền báo chí Việt Nam đã hoàn toàn tự do cũng với thời điểm đất nước giành được độc lập.