Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 25 - 29)

III. Các nhân tố ảnh hởng đến phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng

2.Các nhân tố kinh tế xã hội

2.1. Lao động của trang trại

Bao gồm lao động quản lý và lao động sản xuất trực tiếp, xét trên 2 khía cạnh: số lợng và chất lợng.

- Số lợng lao động tuỳ thuộc vào: quy mô sản xuất của trang trại, trình độ cơ giới hoá, yêu cầu về nhân công do đặc trng của ngành sản xuất, và khả năng thuê mớn lao động của chủ trang trại. Chắc chắn, so với kinh tế hộ, số --- 25

lao động của trang trại sẽ nhỏ hơn, nhng đó là điều cần thiết để có hiệu quả kinh doanh cao, tạo ra động lực cho cả ngành nông nghiệp phát triển. Hiện vùng Đồng bằng Sông Hồng có khoảng 8,2 triệu lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn và theo quy hoạch đến năm 2010, con số này sẽ chỉ còn 7,61 triệu (do chủ trơng chuyển đổi lao động sang các khu vực phi nông nghiệp). Dù giảm nhng đây vẫn là một nguồn lao động rất dồi dào cung cấp cho các trang trại. Hơn nữa, do có sự d thừa lao động nông thôn mà các chủ trang trại có thể dễ dàng thuê lao động với chi phí thấp.

- Chất lợng lao động phụ thuộc: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tay nghề, mức độ tận tuỵ của ngời lao động. Nhìn chung, lao động cung cấp cho các trang trại thờng là nông dân (ngay cả bản thân chủ trang trại cũng thờng xuất thân nh vậy) nên mức độ linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trờng còn thấp. Phần vốn lớn nhất mà họ có là kinh nghiệm và những hiểu biết truyền thống về sản xuất nông nghiệp. Dù sao, Đồng bằng Sông Hồng cũng là vùng mà nông nghiệp đợc cơ giới hoá nhanh và sớm nhất cả nớc, tiếp cận với sản xuất hàng hoá sớm nhất nên ít nhiều khả năng đáp ứng của ngời lao động cũng có phần nhỉnh hơn những vùng khác.

Sự phát triển của kinh tế trang trại còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức và quản lý của chủ trang trại. Họ là những ngời có kinh nghiệm hoặc ít ra cũng là những ngời mạnh dạn, có hiểu biết về thị trờng, về kinh tế hàng hoá, về cách thức sản xuất hiện đại.

Trong điều hiện hiện nay, có rất nhiều lao động có kinh nghiệm, có trình độ, am hiểu khoa họckĩ thuật, và lựclợng này cung cấp cho trang trại một đội ngũ nhà nghiên cứu, những kĩ s nông nghiệp... chính họ bằng lao động chất xám của mình sẽ góp phần nâng cao sản lợng và chất lợng của nông phẩm.

2.2. Sự tích tụ vốn sản xuất:

Đây là điều kiện cần thiết để kinh tế hộ chuyển thành kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một mô hình sản xuất lớn có tỉ suất hàng hoá cao, chấp nhận cạnh tranh ngày càng gay gắt và đặc biệt là luôn vận động theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trờng, nên ngày càng cần phải đợc tăng nguồn vốn đầu t cho phát triển.

Nguồn vốn cung cấp cho các trang trại bao gồm: sự hỗ trợ từ ngân sách địa phơng, từ phía nhà nớc, vốn tự có của chủ trang trại, vốn vay, vốn tín dụng, trong đó chủ yếu là vốn của chủ trang trại, phần hỗ trợ từ phía nhà nớc là rất hạn hẹp, vì thế khả năng tích luỹ vốn để mở rộng kinh doanh, đầu t trang trại thiết bị công nghệ tiên tiến là rất khó khăn.

2.3. Những tác động của thị trờng

Cùng với vốn, thị trờng, là vấn đề sống còn của kinh tế trang trại, bao gồm cả thị trờng đầu vào và thị trờng đầu ra, đặc biệt là thị trờng tiêu thụ sản phẩm. Chúng tác động một cách mạnh mẽ tới t duy và cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, đẩy nhanh phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá ở nông thôn, nhờ đó dân c thoát khỏi t duy kinh tế theo lối tiểu nông.

Vì là sản xuất hàng hoá nên vấn đề cung ứng vật t (thị trờng đầu vào) là rất quan trọng. Nó ảnh hởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của trang trại, và rõ ràng là một thị trờng đầu vào có sự độc quyền sẽ gây ra rất nhiều điều bất lợi, chủ trang trại sẽ phải mua vật t với giá cao mà chất lợng không đảm bảo. Vì vậy cũng cần có sự quan tâm của nhà nớc trong lĩnh vực này.

Còn thị trờng sản phẩm đầu ra là một trong những vấn đề các trang trại quan tâm nhất, nó phát đi các tín hiệu định hớng cho các thị trờng nên sản xuất loại nông sản nào, khối lợng, chất lợng ra sao, sản xuất nh thế nào thì hiệu quả... Tuy vậy, hiện nay có một hạn chế rất lớn là cho đến nay, hầu hết các trang trại là hình thành tự phát, hoạt động chủ yếu mới ở khâu sản xuất và --- 27

mới chỉ tạo ra sản phẩm nguyên liệu nên thờng xuyên rơi vào tình trạng không có đầu ra hoặc tiêu thụ chậm, bị ép giá sản phẩm (nhất là các sản phẩm tơi sống) làm ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

2.4. Tiến bộ khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ảnh hởng trực tiếp đến sản xuất của trang trại vì đây là một hình thức sản xuất ứng dụng rộng rãi những thành tựu của nó, từ máy móc thiết bị, đến kĩ thuật canh tác, tạo ra nhiều giống mới có năng suất, chất lợng cao cung cấp cho thị trờng, đặc biệt là trong khâu chế biến nông sản. Công nghệ phù hợp, không chỉ giải quyết hết nhu cầu chế biến sản phẩm, mà còn là một trong những biện pháp để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Vùng Đồng bằng Sông Hồng với Thủ đô Hà Nội cùng các thành phố và trung tâm công nghệ nh Hải Phòng, Hải Dơng, là những điểm nghiên cứu, nắm bắt những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để vận dụng vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng hoá lớn nh trang trại.

2.5. Cơ sở hạ tầng nông thôn

Đây chính là “bầu không khí sống” của kinh tế trang trại, là yếu tố hỗ trợ cho kinh tế trang trại và trong nhiều trờng hợp, nó mang tính quyết định. Một hệ thống thuỷ lợi tốt, một mạng lới điện và thông tin liên lạc đồng bộ, đầy đủ, giáo dục đào tạo và một hệ thống thơng mại đáp ứng đúng nhu cầu, là điều kiện thuận lợi nh là sự thuận lợi với các yếu tố đầu vào khác. Một hệ thống đ- ờng giao thông hoàn chỉnh nối vùng sản xuất - chế biến - tiêu thụ là một trong những điều kiện cần thiết để tạo ra một cơ chế sản xuất liên hoàn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Về mặt này, vùng Đồng bằng Sông Hồng có nhiều lợi thế: hệ thống đờng giao thông hoàn chỉnh nối liền các xã với nhau, nối liền nông thôn và thành thị, nối liền vùng nguyên liệu và chế biến; hệ thống thuỷ lợi kiên cố và không ngừng đợc tu bổ; đã hoàn thành điện --- 28

khí hoá và nhìn chung có một hệ thống trạm, trờng tơng đối đầy đủ, đáp ứng những nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

Những tác động phức tạp của các yếu tố kinh tế - xã hội sẽ đợc đơn giản hoá và có lợi nếu các chủ trang trại linh hoạt, khéo léo tận dụng những thời cơ mà chúng đem lại, có phơng án phòng tránh rủi ro, đồng thời phải có sự can thiệp của một chủ thể mà nhờ đó, mục tiêu kinh doanh của trang trại mới trở nên hoàn chỉnh: đó là Nhà nớc.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 25 - 29)