2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1 Phân loại nguyên vật liệu:
3.2. Tính giá NVL,CCDC xuất kho:
Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội tính giá NVL, CCDC xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trị giá NVL, CCDC xuất kho được tính căn cứ vào số lượng NVL, CCDC xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân gia quyền thực tế của số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Đơn giá bình quân gia quyền được tính trong một tháng. Cụ thể, toàn bộ NVL, CCDC sử dụng ở công ty được theo dõi trên sổ chi tiết vật tư, trên cơ sở theo dõi cả về mặt số lượng và mặt giá trị của từng lần nhập. Sau một tháng, kế toán vật tư tính ra đơn giá bình quân gia quyền để tính giá xuất cho số NVL, CCDC xuất ra trong tháng theo công thức:
Đơn giá tồn đầu kỳ nhập trong kỳ bình quân =
gia quyền Số lượng NVL, CCDC + Số lượng NVL, CCDC tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Giá trị NVL,CCDC xuất kho trong kỳ
Số lượng NVL,CCDC
Xuất kho
Đơn giá bình quân gia quyền
= x
Ví dụ:
Thẻ kho theo dõi tình hình N - X - T Natrisunfat (Na2SO4)
Vật liệu tồn đầu tháng 02/2005: 5.490.043 kg trị giá 5.454.459.268 đồng.
Tình hình nhập, xuất trong tháng 02/2005 như sau:
Ngày 19/02: Nhập kho 264.650 kg , đơn giá: 867 đồng/kg (đơn giá chưa có VAT).
Ngày 20/02: Nhập kho 1.501.000 kg đơn giá 863 đồng/kg
Ngày 24/02: Xuất kho 1.451.600 bán cho Công ty Lever - Việt Nam Ngày 29/02: Xuất kho 60kg bán cho Công ty Lever - Việt Nam Kế toán vật tư tính đơn giá xuất kho trong tháng như sau:
Đơn giá 5.454.459.268+ (867 X 264.650)+ (863 X 1.501.000) bình quân =
gia quyền 5.490.043 + (264.650 + 1.501.000) = 961,903 (đồng)
Trị giá vật liệu thực tế xuất kho là:
1.451.600 X 961.903 +60 X 961.903 = 1.396.356.109(đồng)
+ Danh mục khách hàng
Bao gồm khách hàng, nhà cung cấp , cán bộ công nhân viên trong công ty (liên quan đến tạm ứng). Danh mục khách hàng dựng để theo dõi chi tiết công nợ cho từng đối tượng.
Việc khai báo cài đặt thông tin cho các đối tượng này được thực hiện bằng menu lệnh: “Kế toán mua hàng và công nợ phải trả\Danh mục từ điển\ Danh mục nhà cung cấp” hoặc “Kế toán bán hàng và công nợ phải thu\Danh muc từ điển\Danh mục khách hàng”. Nhấn F4, sau đó kế toán sẽ khai báo các
thông tin liên quan đến các nhà cung cấp như: Mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, mã số thuế…
Ví dụ:
Việc đặt mã khách hàng được thực hiện theo qui định: - Với khách hàng là đơn vị bán : NMBM + số thứ tự
Công ty Liên doanh Lever VN tại HN NMBM001 DN tư nhân HC Hạ Long NMBM002 Công ty TNHH SX&TM Thái Hà NMBH003 -Với khách hàng là đơn vị mua: NNNB + số thứ tự
ZIGONG HONGHE NNNB002
Công ty Biên Mậu Hà Khẩu NNNB004
Công ty TM Hồng Phúc NNNB005
- Với các bộ phận trong công ty: HASO + số thứ tự
Phòng Kế Hoạch Thị trường HASO005
Phân xưởng Kem giặt HASO004
Bộ phận Xút HASO012
+ Danh mục hàng hoá vật tư
Việc khai báo được thực hiện qua menu lệnh: “Kế toán hàng tồn kho kho\Danh mục từ điển\Danh mục hàng hoá,vật tư ”.Nhấn phím F4 để thêm danh điểm.Sau đó người sử dụng sẽ khai báo các thông tin liên quan như: Mã hàng hoá , vật tư, số thứ tự , tài khoản kho…
+ Danh mục kho hàng
Kế toán khai báo danh mục kho hàng tháng qua menu lệnh “Kế toán hàng tồn kho\ Danh mục từ điển \Danh mục kho hàng”.Nhấn F4 sau đó kế toán sẽ khai báo các thông tin liên quan đến kho hàng: Mã kho hàng, tên kho hàng, số thứ tự đơn vị cơ sở. Ví dụ:
CODIEN Kho cơ điện
KDD Kho đi đường
MBGTHA Giao thẳng
MBHASO Kho Haso
MBHDNG Kho Hà Đông