0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty in Thống Nhất

Một phần của tài liệu 83 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN THỐNG NHẤT (Trang 65 -75 )

Qua thời gian thực tập ở công ty in Thống Nhất, nhận thức đợc tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, bằng những kiến thức đã học em xin có một số ý kiến đề xuất với mong muốn ở một chừng mực nào đó góp phần hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty

- ý kiến thứ nhất: Về việc xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành

Hiện nay ở công ty in Thống Nhất, đối tợng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tợng tính giá thành là từng trang in tiêu chuẩn. ở góc độ nào đó việc xác định đối tợng kế toán tập hợp CPSX và đối tợng tính giá thành nh vậy là phù hợp nhng xét trên bình diện toàn công ty với đặc điểm sản xuất là theo đơn đặt hàng với nội dung và khối lợng luôn thay đổi, sản phẩm có đặc thù riêng là đợc đặt mua trớc khi sản xuất; quy trình công nghệ phức tạp, chế biến kiểu liên tục. Khi sản phẩm hoàn thành đợc giao cho khách hàng cũng là lúc kết thúc hợp đồng với khách hàng. Nên theo em nếu xác định đối tợng kế toán tập hợp CPSX và đối tợng tính giá thành là từng đơn đặt hàng (trong đó chi tiết theo từng sản phẩm) sẽ có nhiều u điểm hơn, việc tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm đợc đầy đủ, rõ ràng, chính xác, kịp thời

- ý kiến thứ hai: Về phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Nh đã trình bày ở trên, việc xác định đối tợng kế toán tập hợp CPSX và đối tợng tính giá thành là từng đơn đặt hàng sẽ phù hợp hơn với đặc điểm của công ty. Do vậy công ty nên tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng và tính giá thành theo từng đơn đặt hàng

+ Về tập hợp CPSX: Để tập hợp CPSX theo từng đơn đặt hàng thì CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC đợc tính cộng dồn và tích luỹ theo từng đơn đặt hàng

66 1

* Đối với CPNVLTT: kế toán căn cứ vào chứng từ xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ khác để tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng

* Đối với CPNCTT: kế toán căn cứ vào các chứng từ theo dõi lao động để tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng

* Đối với CPSXC: ở công ty các phân xởng đều tiến hành sản xuất nhiều đơn đặt hàng nên CPSXC đợc tập hợp theo từng phân xởng sau đó đợc phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo những tiêu chuẩn phù hợp

Kỳ tính giá thành đợc xác định là phù hợp với chu kỳ sản xuất (nghĩa là khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tính giá thành cho từng đơn đặt hàng nếu đơn đặt hàng cha sản xuất xong thì các CPSX tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều là chi phí dở dang). Phơng pháp tính giá thành đợc sử dụng là phơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Theo phơng pháp này mỗi đơn đặt hàng đợc mở một “ Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng". Phiếu này đợc lập cho từng đơn đặt hàng. Khi đang tiến hành sản xuất các phiếu này đợc cập nhật và lu trữ. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu thì xác định đợc giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Mẫu " Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng" nh sau: ( xem Mẫu 2)

Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng ( Mẫu 2)

Doanh nghiệp … Ngày bắt đầu sản xuất …

Khách hàng … Ngày đặt hàng … Sản phẩm … Ngày hoàn thành … Số lợng … Ngày giao hàng … Mã công việc … Ngày tháng Phân xởng sản xuất CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng Chứng từ Số tiền Chứng từ Số tiền Cơ sở phân bổ Số tiền Tổng cộng x x x Ví dụ : Trích hợp đồng in số 457/TN ngày 2/12/2004: Tên ấn phẩm: Làng nghề Bắc Ninh Số lợng: 800 cuốn. Khuôn khổ: 20,5 x 28,5

Ruột: 136 trang. Số màu in: 4. Đơn giá: 320 đ/trang. Thành tiền: 34.816.000 (đồng)

Bìa: 1 bìa( 4 trang). Số màu in: 4. Đơn giá: 7.700 đ/bìa. Thành tiền: 6.160.000 (đồng). Tổng giá trị của hợp đồng: 40.976.000 (đồng)

Công ty tiến hành tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng + Xác định CPNVLTT:

Hiện nay đối với mỗi hợp đồng công ty tính riêng đợc chi phí về giấy cho từng hợp đồng còn các nguyên vật liệu khác sử dụng trực tiếp cho sản xuất thì công ty không tính riêng đợc cho từng hợp đồng mà tập hợp chung cho tất cả hợp đồng trong tháng

Đối với hợp đồng trên kế toán xác định chi phí về giấy dùng để sản xuất riêng cho hợp đồng này nh sau:

68 1

Để sản xuất hợp đồng trên công ty sử dụng 7820 tờ giấy C105gms trị giá: 6.299.300 (đồng); 470 tờ giấy C 150 gms trị giá 570.500 (đồng). Nh vậy tổng chi phí về giấy cho toàn bộ hợp đồng trên là:

6.299.300 + 570.500 = 6.869.800 (đồng)

Để xác định chi phí về các nguyên vật liệu khác( không phải là giấy) cho hợp đồng này kế toán có thể dựa vào chỉ tiêu: tổng số trang in tiêu chuẩn (trang in (13 x 19) trang in 1 màu) (vì số trang in của mỗi hợp đồng đều qui đổi ra số trang in tiêu chuẩn)

Kế toán sử dụng công thức sau: Chi phí về nguyên vật liệu khác sử dụng cho hợp = Tổng chi phí về nguyên vật liệu khác sử dụng cho tất cả hợp đồng trong tháng Tổng số trang in tiêu chuẩn trong tháng

Kế toán xác định đợc tổng chi phí về nguyên vật liệu khác sử dụng trực tiếp để sản xuất tất cả hợp đồng trong tháng 12 là: 267.770.753 (đồng)

Trong tháng công ty sản xuất đợc: 468.905.363 (trang in tiêu chuẩn) Số trang in tiêu chuẩn

của hợp đồng này

= Số trang in thực tế của hợp đồng này

x Hệ số

khuôn khổ Đối với sản phẩm này nhân viên thống kê xác định hệ số khuôn khổ = 1. Vậy số trang in tiêu chuẩn của hợp đồng này = Số trang in thực tế của hợp đồng này. Từ hợp đồng in ta thấy số trang in thực tế của hợp đồng này là:

(136 + 4) x 800 = 112.000 (trang)

Vậy chi phí về nguyên vật liệu khác sử dụng cho hợp đồng này là: 267.770.753

x 112.000 = 63958,16 (đồng ) 468.905.363

CPNVLTT tính riêng cho hợp đồng này là: 6.869.800 + 63958,16 = 6.933.758,16 (đồng) + Xác định CPNCTT tính riêng cho hợp đồng này:

Với CPNCTT kế toán có thể sử dụng tiêu thức phân bổ là tiền công 1 trang in tiêu chuẩn để xác định CPNCTT phát sinh cho từng đơn đặt hàng

CPNCTT tính riêng cho từng hợp đồng = CPNCTT một trang in tiêu chuẩn x Tổng số trang in tiêu chuẩn của hợp đồng CPNCTT một trang in = Tổng CPNCTT phát sinh trong tháng Tổng trang in tiêu chuẩn trong tháng Tổng CPNCTT phát sinh trong tháng 12 là: 777.612.108 (đồng) CPNCTT một trang in tiêu chuẩn tháng 12 là:

777.612.108 = 1,66 (đồng) 468.905.363

CPNCTT tính riêng cho hợp đồng trên là: 1,66 x 112.000 = 185.920 (đồng) + Xác định CPSXC tính riêng cho hợp đồng này:

Trên cơ sở CPNCTT tính riêng đợc cho từng đơn đặt hàng kế toán có thể lấyđó làm tiêu thức phân bổ CPSXC cho từng đơn đặt hàng

CPSXC tính riêng cho từng = Tổng CPSXC phát sinh trong tháng Tổng CPNCTT phát sinh trong tháng Tổng CPSXC phát sinh trong tháng 12/ 2004 là: 1.202.768.885 (đồng) Tổng CPNCTT phát sinh trong tháng 12/2004 là: 777.612.108 (đồng) Vậy CPSXC tính riêng cho hợp đồng trên là:

1.202.768.885

x 185.920 = 287571,13 (đồng) 777.612.108

Nh vậy tổng CPSX tập hợp đợc cho hợp đồng trên là:

70 1

6933758,16 + 185.920 + 287571,13 = 7407249,29 (đồng) Công ty tiến hành lập phiếu tính giá thành cho hợp đồng này:

Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng

Doanh nghiệp … Ngày bắt đầu sản xuất … Khách hàng … Ngày đặt hàng … Sản phẩm … Ngày hoàn thành … Số lợng … Ngày giao hàng … Mã công việc … CPNVLTT CPNCTT CPSXC Chứng từ Số tiền Chứng từ Số tiền Cơ sở phân bổ Số tiền Tổng cộng x 6933758,16 x 185.920 x 287571,13 7407249,29

- ý kiến thứ ba: Về phế liệu thu hồi ở công ty

Trong quá trình sản xuất ở các phân xởng thu đợc một số khoản đợc coi là phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất nh: giấy lề, bản nhôm, bản kẽm Các… khoản phế liệu thu hồi này đợc bán ra ngoài, kế toán hạch toán số tiền thu đợc từ các khoản này vào doanh thu mà không ghi giảm CPSX đã tập hợp đợc. Theo em, hạch toán nh vậy sẽ làm CPSX tập hợp đợc không chính xác dẫn đến việc tính toán giá thành cũng không chính xác. Vì vậy để tập hợp CPSX đợc chính xác, đáp ứng yêu cầu tính đúng, tính đủ giá thành thì kế toán cần loại trừ các khoản phế liệu thu hồi ra khỏi CPSX đã tập hợp đợc trong tháng cụ thể là loại trừ ra khỏi CPNVLTT

Nếu phế liệu thu hồi đợc nhập kho kế toán định khoản: Nợ TK 152

Có TK 621

Nợ TK 111, 112 Có TK 621

Trong tháng 12 năm 2004 giá trị phế liệu thu hồi nhà máy tận thu đợc là: 40.000.000 (đồng). CPNVLTT tháng 12/2004 tập hợp đợc là: 2.968.271.727 (đồng). Nếu giá trị phế liệu thu hồi đợc trừ ra khỏi CPNVLTT thì CPNVLTT trong tháng 12 tập hợp đợc sẽ còn là:

2.968.271.727 – 40.000.000 = 2.928.271.727 (đồng).

CPSX toàn công ty khi đó sẽ giảm một lợng là: 40.000.000 (đồng). Từ đó sẽ kéo giá thành giảm xuống

- ý kiến thứ t: Về khoản bồi dỡng ca 3

ở công ty hiện nay, các khoản bồi dỡng ca 3 (gồm cả bồi dỡng ca 3 của công nhân trực tiếp sản xuất và bồi dỡng ca 3 của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất ở phân xởng) đợc hạch toán riêng vào một tài khoản đó là TK 6277. Theo em hạch toán nh vậy cha chính xác. Công ty nên hạch toán các khoản bồi dỡng ca 3 của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp còn các khoản bồi dỡng ca 3 của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất ở phân xởng thì hạch toán vào chi phí nhân viên phân xởng. Cụ thể: Khi phát sinh các khoản bồi dỡng ca 3 của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán định khoản: Nợ TK 622

Có TK 111

Khi phát sinh các khoản bồi dỡng ca 3 của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất ở phân xởng kế toán định khoản: Nợ TK 6271

Có TK 111 Trong tháng 12 năm 2004:

Khoản bồi dỡng ca 3 của nhân viên phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xởng là: 390.000 (đồng)

Khoản bồi dỡng ca 3 của công nhân trực tiếp sản xuất là: 4.310.000 (đồng) Khi phát sinh các khoản bồi dỡng ca 3 trên kế toán định khoản:

72 1

Nợ TK 622 4.310.000

Có TK 111 4.310.000 Nợ TK 6271 390.000 Có TK 111 390.000 Nh vậy CPNCTT trong tháng sẽ tăng lên 1 lợng: 4.310.000 (đồng). CPNCTT trong tháng 12 năm 2004 tập hợp đợc là :

777.612.108 + 4.310.000 = 781.922.108 (đồng ) CPSXC trong tháng sẽ giảm 1 lợng: 4.310.000 (đồng). CPSXC trong tháng 12 năm 2004 tập hợp đợc là : 1.202.768.885 – 4.310.000 = 1.198.458.885 (đồng)

-ý kiến thứ năm: Về việc xây dựng giá thành kế hoạch

Phơng pháp tính giá thành ở công ty hiện nay là tơng đối chính xác. Tuy nhiên ở công ty hiện nay không xây dựng giá thành kế hoạch vì vậy sau khi tính đợc giá thành thực tế không có căn cứ để so sánh, phân tích để từ đó rút ra những u, nhợc điểm trong công tác quản lý giá thành. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng, phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vật t, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp vì vậy việc xây dựng giá thành kế hoạch để phân tích quá trình quản lý giá thành, phục vụ công tác quản lý là điều rất cần thiết. Theo em công ty cần tiến hành xác định giá thành kế hoạch

Nhiệm vụ chính của việc xác định giá thành kế hoạch là phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng để giảm bớt chi phí sản xuất. Sau khi giá thành kế hoạch đợc lập sẽ trở thành mục tiêu phấn đấu của công ty. Cuối kỳ công ty thực hiện đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

- ý kiến thứ sáu: Hoàn thiện bảng tính giá thành ở công ty In Thống Nhất

Nh đã trình bày ở trên, cuối kỳ kế toán không lập bảng tính giá thành sản phẩm cho toàn công ty. Theo em để phục vụ cho công tác quản lý cũng nh việc cung cấp thông tin cuối kỳ kế toán nên lập bảng tính giá thành sản phẩm cho toàn công ty.

Khi các kiến nghị trên đợc áp dụng thì trong tháng 12 năm 2004 : CPNVLTT tập hợp đợc là: 2.928.271.727 (đồng).

CPNCTT tập hợp đợc là: 781.922.108 (đồng). CPSXC tập hợp đợc là: 1.198.458.885 (đồng).

Tổng CPSX phát sinh trong tháng 12 năm 2004 tập hợp đợc là:

2.928.271.727 + 781.922.108 + 1.198.458.885 = 4.908.652.720 (đồng) Với số liệu về giá trị sản phẩm dở dang trong tháng 12 năm 2004 nh sau: Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng là: 2.961.094.086 (đồng )

Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng là: 1.224.238.360 (đồng) Tổng giá thành sản xuất trong tháng 12 năm 2004 là:

2.961.094.086 + 4.908.652.720 - 1.224.238.360 = 6.6445.508.446 (đồng ) Trong tháng 12 năm 2004 công ty in đợc: 468.905.363 (trang in tiêu chuẩn) Giá thành sản xuất của từng trang in tiêu chuẩn tháng 12 năm 2004 là:

6.6445.508.446 = 14,17 đồng /trang 468.905.363

Kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm toàn công ty tháng 12 năm 2004 (xem Biểu 20)

74 1

KếT LUậN

Trong nền kinh tế thị trờng ngày nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn tìm tòi, sáng tạo, hoàn thiện phơng thức sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là biện pháp đúng đắn nhất để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán trong đó có kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần đợc đặc biệt quan tâm

Qua thời gian thực tập tại công ty In Thống Nhất, em thấy công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của công ty về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa công ty cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn tồn tại. Đồng thời công ty cần tiếp tục đẩy mạnh tìm tòi, sáng tạo trong việc cải tiến công tác kế toán cho phù hợp với những đặc điểm của công ty nhng vẫn tuân theo các quy định chung

Do nhận thức, trình độ cũng nh kinh nghiệm thực tế có hạn nên bài luận văn này của em sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót

Vì vậy em rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các anh, chị trong phòng kế toán của công ty in Thống Nhất để em có điều kiện nâng cao kiến thức và có thêm những kinh nghiệm thực tế

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ TrầnVăn Hợi, các thầy, cô giáo trong Khoa Kế Toán; ban lãnh đạo, các bác, các anh, chị trong phòng kế toán của công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2005

Sinh viên Đỗ Công Hùng


Một phần của tài liệu 83 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN THỐNG NHẤT (Trang 65 -75 )

×