0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Khảo sát khả năng thu hồi Cu bằng dung dịch Fe2(SO4)3 và ôxi khôngkhí

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ, THU HỒI CU TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ (Trang 48 -51 )

Từ các kết quả trên cho thấy lượng đồng thu hồi không cao và đạt cân bằng thời gian nhanh vì phản ứng không được khuấy trộn liên tục, và có thể do lượng Oxi cần để cung cấp cho phản ứng không đủ dẫn tới lượng Fe3+ giảm dần và không tận dụng lượng Fe2+ tạo ra để đưa lên Fe3+. Do vây chúng tôi khảo sát khả năng thu hồi đồng trong điều kiện có sục khí nhằm mục đích làm cho phản ứng được khuấy trộn đều, đồng thời làm cho lượng đồng được hòa tan ra nhiều hơn do có sự tham gia của ôxi.

3.4.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Fe3+

Cân chính xác trên cân phân tích trong phòng thí nghiêm chất thải bản mạch đã được tuyển vào 5 hệ thống sục nhỏ có chứa sẵn dung dịch Fe3+ lần lượt có nồng độ 0.05M, 0.1M, 0.5M, 1M, 2M.

Phản ứng được tiến hành trong khoảng thời gian 4 giờ.

Sau khi phản ứng xong hỗn hợp được lọc trên giấy lọc băng xanh thu được dung dịch hỗn hợp, tiến hành xác định lượng Cu2+. Các kết quả thực nghiệm được trình bày trong bảng 13 và được minh họa trên hình 21:

C Fe3+ 0.05M 0.1M 0.5M 1M 2M

%Cu 16.64 21.76 23.04 25.28 26.24

Hình 21 : Đồ thị sự phụ thuộc của lượng đồng tạo ra vào nồng độ Fe3+

Từ các kết quả thực nghiệm chúng tôi thấy. Như vậy sau 4 giờ tiến hành phản ứng nồng độ tối ưu của Fe3+ là khoảng 0.5 – 1M, đây là khoảng nồng độ mà lượng đồng tạo ra gần như lớn nhất.

3.4.2.2Khảo sát ảnh hưởng của thời gian

Cân chính xác trên cân phân tích trong phòng thí nghiệm chất thải bản mạch đã được tuyển vào 7 hệ thống sục nhỏ. Sau khi phản ứng xong hỗn hợp đem lọc trên giấy lọc băng xanh, dung dịch thu được tiến hành xác định lượng đồng. Các kết quả thực nghiệm được trình bày trong bảng 14 và được minh họa trên hình 22:

Thời gian (giờ) 1 3 5 8 10 24 48 %Cu 16.96 22.4 25.6 29.12 31.68 36.48 39.68

Hình 22 : Đồ thị Khảo sát ảnh hưởng của thời gian

Từ các kết quả thực nghiệm chúng tôi thấy với nồng độ Fe3+ 0.5M thì trong 24 – 48 tiếng lượng đồng tạo ra gần như ổn định.

3.4.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ

Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu quả thu hồi đồng chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau:

Cân chính xác trên cân phân tích trong phòng thí nghiệm 5g chất thải bản mạch đã được tuyển vào hệ thống sục nhỏ có gia nhiệt, phản ứng được tiến hành ở các nhiệt độ 300, 400, 500, 600C trong khoảng thời gian 2 tiếng. Các kết quả thực nghiệm được trình bày trong bảng 15, và được minh họa trên hình 23:

Nhiệt độ 30 40 50 60

%Cu 16.32 21.76 22.4 23.04

Hình 23: Đồ thị Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ

Từ các kết quả thực nghiệm chúng tôi thấy khi tiến hành phản ứng sau 8 tiếng với nồng độ Fe3+ 0.5M thì nhiệt độ càng cao tốc độ phản ứng càng nhanh và Cu trong bản mạch được hòa tan càng nhiều. Tuy nhiên nếu nhiệt độ sử dụng cao thì tốc độ ôxi thoát ra nhanh hơn, thời gian lưu của ôxi trong thiết bị giảm vì vậy chúng tôi chọn nhiệt độ thích hợp là khoảng 400C.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ, THU HỒI CU TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ (Trang 48 -51 )

×