0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của thành phần nhựa tới hiệu quả thu hồi Cu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ, THU HỒI CU TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ (Trang 40 -42 )

Mục đích của phần này là đánh giá yếu tố nhiệt độ trong phương pháp nhiệt luyện. Để khảo sát ảnh hưởng của thành phần nhựa tới hiệu quả thu hồi Cu các thí nghiệm được nung ở các nhiệt độ khác nhau.

Nung 5g mẫu các loại <0.5mm; 0.5 - 1mm; hỗn hợp mẫu chưa rây ở các nhiệt độ 300, 400, 500, 6000C trong 2h. Mẫu sau khi nung được đem cân lại để xác định khối lượng nhựa bị đốt, sau đó hoà tan mẫu với 50ml HNO3 1/4 đun nóng trong 2h. Mẫu sau khi hoà tan được lọc lấy dung dịch đem chuẩn độ xác định khối lượng Cu có trong mẫu, chất rắn sau khi lọc được sấy khô, cân xác định khối lượng chất chưa được hoà tan. Để khảo sát ảnh hưởng của nhựa chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm song song với mẫu không nung. Các kết quả được thể hiện ở bảng 8 và hình 17.

Bảng 8: Kết quả nhiệt phân

Nhiệt độ Mẫu %Cu % nhựa

300 0.1 5.75 84.35 0.5 40.28 75.02 Hỗn hợp 29.41 66.83 400 0.1 6.38 83.28 0.5 40.88 42.48 Hỗn hợp 23.65 59.82 500 0.1 5.75 80.56 0.5 44.78 110.86 Hỗn hợp 28.77 86.85 600 0.1 5.75 89.98 0.5 48.58 52.46 Hỗn hợp 27.48 72.23

Hình 17: Đồ thị nhiệt phân

Qua bảng số liệu và đồ thị chúng tôi thấy rằng: Khi nhiệt độ nung càng cao thì khả năng thiêu huỷ của nhựa càng nhiều và lượng Cu thu hồi được nhiều hơn, điều đó cho thấy rằng nhựa góp phần cản trở về mặt cơ học (sự tiếp xúc của kim loại với dung dịch hòa tan). Từ thí nghiệm khảo sát này cho thấy rằng nhiệt phân là một trong những phương pháp thu hồi kim loại trong bản mạch có hiệu quả khi có khối lượng rất lớn bản mạch nhưng vấn đề của phương pháp này là sự phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí và cần được kiểm soát khi thực hiện. Từ đồ thị chúng tôi thấy rằng cỡ hạt 0,5- 1mm có khả năng thu hồi được nhiều Cu hơn cỡ <0,5mm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ, THU HỒI CU TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ (Trang 40 -42 )

×